Chúng ta xét xem một số ứng dụng của lượng giác trong đời sống hàng ngày:
Hôm nay có thể bạn sẽ nghe nhạc. Bài hát bạn nghe được ghi âm kĩ thuật số, được nén thành định dạng MP3 sử dụng nén giảm dữ liệu, phép nén này đòi hỏi các kiến thức về lượng giác.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy cây cầu như này chưa?
Cây cầu được xây dựng bằng cách sử dụng các kiến thức lượng giác ở những góc khác nhau. Bạn sẽ nhận thấy cây cầu gồm nhiều hình tam giác- lượng giác đã được sử dụng khi thiết kế độ dài và độ vững chắc của những tam giác đó.
Hoặc như việc đo đạc một vật gì đó không thể đo trực tiếp bằng tay được, ví dụ như đo một cái cây hay một ngọn núi
Từ xưa người ta đã biết đo chiều cao của cái cây bằng cách sử dụng các hình tam giác tương ứng (như hình trên). Ta có thể dễ dàng có độ dài cạnh $AB$ và $AC$ của tam giác $ABC$, và cạnh $DB$ trong tam giác $DEB$. Sau đó ta dùng số liệu này để tìm chiều cao $DE$ (có thể tính thông qua $tan \hat B$ hoặc tam giác đồng dạng...). Ta có thể làm quá trình tương tự như tìm chiều cao của ngọn núi.
Lượng giác có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực: thiên văn, lý thuyết âm nhạc, âm học, quang học, y học, cơ khí, xây dựng....
Nguồn: http://diendantoanhoc.net/topic/149554-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-gi%C3%A1c-n%C3%B3i-v%E1%BB%81-c%C3%A1i-g%C3%AC/
Có 1 nhận xét Đăng nhận xét
Toán học là một phần quan trọng trong đời sống. Nhưng không nhiều người để ý thấy nó đang hiện diện trong mọi sự việc diễn ra hằng ngày.