Hiển thị các bài đăng có nhãn KỸ NĂNG HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

DỰ ĐOÁN CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2016

Kỳ thi THPT Quốc gia đang đến rất gần, vào thời điểm này học sinh đã hoàn thành việc ôn luyện kiến thức môn Toán. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại việc ôn tập là chưa đủ, học sinh cần thực hành làm đề, giải đề để rèn luyện kỹ năng làm bài thật tốt.

HỌC CÁCH ĐỂ TỰ TIN HƠN

Tự tin là vũ khí sắc bén và rất hữu ích trên con đường tiến đến thành công. Bạn có tự tin vào bản thân không? Nếu không, bạn hãy thử tham khảo những cách sau

Học cách để tự tin hơn
Học cách để tự tin hơn
1. Tìm ra điểm mạnh của bản thân
 
Mọi người đều tốt và mạnh ở một điểm gì đó và bạn cũng không là ngoại lệ. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm một điều gì đó mạnh, xuất sắc ở bản thân. Khi bạn nhận ra mình có điều gì đó tuyệt vời, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Tự tin hơn sẽ giúp bạn bắt đầu cuộc sống của mình. 
 
2. Tránh xa những người không thích bạn
 
Khi bạn gặp gỡ, nói chuyện với những người không thích mình, bạn sẽ dễ nghĩ đến những điều tồi tệ về bản thân mình. Họ sẽ chê bai và cảm thấy khó chịu dù bạn có làm gì, có đối xử tốt với họ như thế nào. Vì vậy, hãy tránh xa những người không thích bạn, họ chê bai bạn có thể chỉ vì họ đang ghen tỵ với bạn.

3. Khám phá bản thân mình
 
Bạn cực kỳ giỏi giang, có thể bạn chưa gặp được hoàn cảnh và cơ hội để chứng minh đều đó. Làm sao để hiểu bản thân mình hơn? Hãy làm những điều mới, bắt đầu nói quen mới, học tập những kỹ năng mới. Một khi bạn đã khám phá ra chính mình, bạn sẽ không thấy có gì đáng ngạc nhiên cả. Và điều đó khiến bạn tự tin hơn rất nhiều.
 
4. Nói chuyện với chính mình
 
Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng nói chuyện với chính mình là một cách tuyệt vời để thúc đẩy sự tự tin của bạn. Cũng giống như việc khám phá ra chính bản thân mình, nói chuyện với chính mình làm bạn tự tin hơn. Nếu bạn muốn tự tin hơn, hãy đứng trước gương và tự nhủ về tất cả những điều bạn cảm thấy tự tin về bản thân mình. Hãy thừa nhận và tự hào về những điều tốt đẹp về bản thân mình. 

5. Đề ra mục tiêu và đạt được mục tiêu đó
 
Khi bạn đặt ra mục tiêu cho chính mình, và khi bạn đạt được mục tiêu đó, bạn rất dễ cảm thấy tự tin và tự hào về bản thân. Hãy đặt ra mục tiêu và đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì mình đã tự tin hơn rất nhiều.  
 
6. Ăn mặc đẹp
 
Ăn mặc đẹp là cách đơn giản để làm tăng sự tự tin của chính mình. Khi bạn ăn mặc đẹp, độc đáo, bạn sẽ nhận được được nhiều lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Hãy đi guốc cao, đứng thẳng, ngẩng cao đầu và tự hào rằng trông bạn thật tuyệt. Ăn mặc tuềnh toàng và đầu tóc bù xù sẽ không tạo nên sự tự tin cho bạn đâu. 
 
7. Đón nhận những lời khen
 
Thường thì bạn cảm thấy xấu hổ và nghi ngờ khi nhận được những lời khen. Thay vì có những suy nghĩ tiêu cực về những lời khen ấy, hãy đón nhận và suy nghĩ tích cực hơn về bản thân. Dấu hiệu thực sự của sự tự tin là đón nhận những lời khen ngợi. Thậm chí nếu bạn không tin rằng lời khen đó là dành cho mình cũng đừng vội phủ nhận điều đó. Vì cuối cùng, sau khi chấp nhận những lời khen, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân mình. 

Thừa giấy vẽ voi trong phòng thi

(TNO) Giấy nháp và đề thi là hai 'nhân chứng' chân thực nhất về mức độ sáng tạo cũng như cảm xúc đặc biệt khi thí sinh không làm được bài.

Vẽ là hình thức phổ biến khi nhiều thí sinh không muốn hay không có chữ để viết bài. Muôn hình vạn trạng từ hình người đến thú vật, từ cây cỏ đến trăng sao, từ thần tiên đến ma quỷ… không thiếu thứ gì.
Thi ĐH
Thi ĐH
Nhiều thí sinh còn vẽ theo chủ đề vô cùng độc đáo: mẫu tình yêu lý tưởng, cán cân giữa tình và tiền, bộ sưu tập thời trang, các nhân vật hoạt hình, câu chuyện tưởng tượng có nội dung…
Cá biệt, có những thí sinh vẽ hình ảnh rất bậy bạ: người đứng tè bậy, thú cưng đang ị và nhiều thứ không thể đưa lên mặt báo.
Thi ĐH
Chán nản thở than và sáng tác... thơ, nhạc
Kiểu thứ nhất thường được một số thí sinh chuyển tải hết nỗi lòng chán chường vào một câu, ví dụ như: Haizz, nản vãi; huhu, die thật rồi mẹ ui; mún chết wa; đề này được 3 điểm là phúc cho cả dòng họ; cả 3 môn bị tủ đè gẫy cẳng… Nhiều thí sinh còn đúc rút bốn bước khi thi: bước 1 - đọc đề, bước 2 - chửi thề, bước 3 -  xé đề, bước 4 - đi về.
Cũng có những tâm sự rất dài: “Tôi đã rất cố gắng, cố gắng nhiều lắm nhưng tôi đã không làm được. Tôi quá ngu ngốc, quá mải chơi nhưng giờ thì đã muộn, làm được gì cơ chứ. Xin lỗi, điều tôi muốn nói rằng tôi xin lỗi. Xin lỗi tất cả nhất là cha mẹ tôi. Con xin lỗi!”. Phía dưới là những dòng chữ bị mờ nhòe, có lẽ do thí sinh đã khóc trong khi thi.
Kiểu thứ hai, thường thấy ở các sĩ tử khối C. “Giang hồ hiểm ác nuôi anh lớn. Đàn bà phụ bạc dạy ta khôn”, câu “châm ngôn sống” vô cùng hùng hồn của một 9X. Tuy nhiên, gây sốc hơn cả, đó là châm ngôn của thí sinh… nữ.
Có thí sinh còn chế lời bài hát theo tình huống: “Bé ơi ngủ đi, thi sắp xong rồi/ Để những giấc mơ đẹp sẽ luôn bên em/ Bé ơi về quê, em sẽ chăn lợn/ Về thôi, về thôi, sang năm lại đi thi”.
Thi ĐH
Thi ĐH
Luyện chữ
Sau 12 năm học, không ít thí sinh tranh thủ thời gian thi đại học để... luyện chữ: chữ ký, họ tên, chữ thư pháp… Một số thí sinh không tự viết thì tô chi chít chữ xanh chữ đen trong đề thi.
Điều khá thú vị khi xem những tờ “luyện chữ” này là có những bạn viết được rất nhiều kiểu chữ khác nhau: cứng có mềm có, tròn có vuông có, dài có ngắn có… Tài tình hơn là những thí sinh chán luyện chữ ký của mình, ngồi hý hoáy bắt chước chữ ký của giám thị.
Chắc chắn rằng rất nhiều thí sinh phải "cảm ơn" Bộ Giáo dục Đào tạo vì chỉ quy định hình thức kỷ luật đối với thí sinh viết, vẽ các nội dung không liên quan vào bài thi, chứ không quy định trên giấy nháp và đề. Nếu không, các thí sinh không làm được bài sẽ không biết làm gì cho hết 2-3 tiếng trong phòng thi ngoài việc ngủ và ngồi cắn bút.
Lê Quân

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN HÓA HỌC


Kinh nghiệm học tốt môn Hóa học
Kinh nghiệm học tốt môn Hóa học
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về thực nghiệm lẫn lý thuyết. Để học tốt môn Hóa học cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới
I/ Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :
Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm - định luật trên.

II/ Bài học về các chất :
Cách học từng phần :
  • Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
  • Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
  • Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
  • Hóa tính :
- Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.
- Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.
  • Điều chế :
- Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.
- Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.
  • Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.
III/ Bài tập hóa học :
1. Các bài tập áp dụng :
Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính - điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.
Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

2. Giải bài toán hóa như thế nào :
Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).
- Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.
- Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)
- Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)
- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …
- Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.
 

KINH NGHIỆM HỌC TỐT MÔN VẬT LÝ



Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
Kinh nghiệm học tốt môn Vật lý
 Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.
  • Nội dung phương pháp học tập:
1. Xây dựng lòng yêu thích môn học
Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.

Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.

2. Rèn luyện trí nhớ tốt 
Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.

Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.

3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức
Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…

Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.

4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.
Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.
  • Học bài mới
1. Phần lý thuyết:
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.

- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.

- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.

- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

2. Phần bài tập:

- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
  • Trình tự làm một bài toán vật lý là:
- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

3. Ôn tập:
- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

Lưu ý thêm:

Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.

* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.

4. Các vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý:
- Đọc lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.

- Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.

- Đợt làm đầu tiên không nên "sa lầy" vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.

- Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không bỏ sót câu nào.
 

KINH NGHIỆM ÔN THI MÔN TOÁN


Kinh nghiệm ôn thi môn Toán
Kinh nghiệm ôn thi môn Toán
Những lời khuyên bổ ích về cách ôn thi môn Toán
Thứ nhất: Các em không nên quan tâm đến việc đề dễ hay khó, vì dễ thì cũng dễ chung cả nước, mà khó thì cũng khó chung. Dễ thì điểm chuẩn sẽ cao, khó thì điểm chuẩn thấp. Quan trọng là phải tập trung vào ôn thi sao cho có điểm rơi phong độ cao nhất so với khả năng của mỗi thí sinh.
Sức tiếp thu của trí não là có hạn nên các em phải biết dồn sức cho việc ôn thi tránh bị phân tâm bởi việc dùng điện thoại, mạng xã hội, sinh nhật bạn bè…, Thời gian giải trí phải có kỉ luật, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phải có sự tư vấn của bác sĩ khi cần.
Thứ hai: Đi sâu vào vấn đề chuyên môn các em phải biết cách học mẹo để rút ngắn thời gian ôn thi. Ví dụ phần khảo sát hàm số và vẽ đồ thị, các em hết sức lưu ý việc tính đúng đạo hàm bậc nhất trên bậc nhất bằng định thức để vừa nhanh vừa chính xác.
Tiếp theo lập bảng biến thiên, nếu các em chót quên cách tính giới hạn thì có thể làm theo qui trình ngược, đó là vẽ phác thảo đỗ thì ra giấy nháp trên cơ sở xét dấu của đạo hàm, từ đồ thì sẽ hoàn chỉnh được bảng biến thiên.
Không được vẽ đồ thị bằng viết chì, nếu không bài thi sẽ bị chấm tập thể trong hội đồng chấm thi. Đây cũng là quy định chung với các câu có hình vẽ, trừ khi vẽ hình bằng compa. Đồ thì phải nằm trong trục tọa độ, là 1 nét thanh, mảnh, liền đều….
Thứ ba: Với bài toán tích phân nay đã thuộc vào 60% phần đề dễ nên các em chỉ cần xây dựng các dấu hiệu nhận biết cụ thể là chắc chắn lấy được điểm. Ví dụ khi thấy tích phân là tích của 2 hàm trái nhau về bản chất thì dùng tích phân từng phần, khi thấy căn thì đặt căn bằng “biến t” …
Thứ tư: Với bài toán Hình học không gian trong đề thường có 2 ý, là tính thể tích và tích khoảng cách giữa 2 đường chéo nhau. Phần tính thể tích các em chỉ cần nhớ công thức V=1/3 Bh trong đó B là diện tích đáy, h là chiều cao.
Diện tích đáy thì thường là tam giác đặc biệt hoặc tứ giác đặc biệt nên các em không đáng ngại. Còn chiều cao thì trong đề thường chỉ có 3,4 loại như chop đều thì chiều cao là đường nối đỉnh đến tâm của đáy, chop có 1 mặt bên vuông góc với đáy thì chiều cao là đường kẻ vuông góc từ đỉnh xuống giao tuyến, chop có 2 mặt bên cùng vuông góc với đáy thì đường cao là giao tuyến của 2 mặt bên,….
Kết hợp với chút kiến thức của hình học lớp 9 là các em sẽ tính được chính xác chiều cao. Phần thứ 2 là tính khoảng cách các em nên qui về bài toán cơ bản, tức là tính khoảng cách từ chân đường cao của hình chop.
Nếu thấy khó hiểu quá thì giải bằng phương pháp hình học thuần túy đưa hệ trục tọa độ vào để chuyển thành bài toán hình giải tích trong không gian thì kiểu gì cũng giải được.
Các phần còn lại các em học tương tự, sau khi chắc ăn được phần 60% đề cơ bản các em mới bước sang ôn 40% phần nâng cao còn lại.
Đơn cử như câu về giải phương trình, hệ phương trình hoặc bất phương trình có chứa căn thức. Thường đây là một câu khó thứ nhì. Các phương pháp giải quan trọng như đặt ẩn phụ, liên hợp, dùng bất đẳng thức để đánh giá cần được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau khi giải.
Các em phải biết cách sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay để giảm nhẹ khối lượng tính toán, đồng thời hỗ trợ cho mình trong quá trình phân tích nhân tử, cũng như dự đoán nghiệm.
Câu khó nhất dùng để phân loại thí sinh là câu bất đẳng thức. Để làm được câu này đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tư duy độc lập, cần chủ động sáng tạo, có khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết một vấn đề, không làm theo khuôn mẫu.
Phương pháp được sử dụng phổ biến là chọn điểm rơi trong bất đẳng thức Cô si hoặc Bunhiacopxki, tuy nhiên xu hướng trong các đề thi của Bộ giáo dục trong suốt những năm gần đây là đưa bài toán 3 biến x, y, z về bài toán 1 biến nào đó rồi khảo sát hàm một biến đó để đi đến kết luận.
Thường thì ta sẽ dồn về biến có vai trò không đối xứng. Suốt quá trình đánh giá bài toán, ta phải đảm bảo được dấu “=” xảy ra.
Các em lấy được điểm phần này thường là học sinh chuyên, học sinh giỏi các cấp, các em này phải có thời gian ôn thi lâu dài mới làm được, nếu không thật sự tự tin thì các em nên bỏ qua, sẽ quay lại bài này sau khi đã giải quyết những bài toán khác và còn thời gian. Đỗ đại học là điểm của 3 môn nên môn toán chỉ được 9 điểm cũng đã là quá tốt rồi.
Cuối cùng, sau khi đã ôn thi xong hết các chuyên đề, các em phải có thời gian thi thử nhiều lần để rèn tâm lí phòng thì và rèn cách trình bày sao cho đỡ mất điểm. Các bài khó quá chỉ làm được một vài bước cũng ghi vào bài thi để tối ưu hóa điểm số.
Mỗi em chuẩn bị 1 cuốn sổ tay, sau mỗi lần thi thử ghi lại những phần còn bị mất điểm để có kế hoạch ôn thi, hỏi thày cô, bạn bè trên trường để hoàn thiện trong những lần thi thử tiếp theo. Cứ như thế thì các em sẽ có 3 tháng ôn thi đạt phong độ cao nhất trong môn Toán.
Nguồn tin: Trang Dân trí
Exam number 1: Fill in the blank with the suitable number.
Question 1: How many days are there in September?
Answer: There are .............. days.
Question 2: Find x such that x : 5 = 1537
Answer: x = ..........
Question 3:Mary learns fifteen new words per day. How many new words does she learn for seven days?Answer: ......... days.
1`Question 4:The area of the following rectangle is ............ cm2
Question 5:
The perimeter of the following square is .................cm.
Question 6:
Calculate: (12639 + 21034) x 2 = ...........
Question 7:
Bella goes to the zoo. She makes a table of the number of animals at the zoo. (see the table below)

How many monkeys and birds are there?
Answer: ...........
Question 8:Calculate: 9876 : 6 x 6 = ..........
Question 9:How many right angles are there?

Answer: There are ............ right angles.
Question 10:There are 48 strawberries in 6 bags. How many strawberries are there in 9 bags? 


Answer: There are ............. strawberries in 9 bags.
Exam number 2: Choose the most suitable answer in 4 available answers.
Question 1:
Calculate: 6723 - 2195 = .........
Question 2:
Emma is 14 years old. Her sister's age is 11 years more than her age. How old is Emma's sister?
Answer: Emma's sister is ............. years old.
Question 3:
What time does the clock show?
Question 4:
Mary goes swimming in the morning. What time can she go swimming?
Question 5:
Which number can replace the question mark?
400 x ? + 800 = 2000
Question 6:
Find the value of x such that x + 1606 = 2357.
Answer: x = .........
Question 7:
Today is Thursday, December 17.
Which day of the week is the day before yesterday?
Question 8:
Two numbers have the product of 9315. If the product is five times as same as the greater number. The smaller number is ..........
  • Sưu tầm