Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC. Hiển thị tất cả bài đăng

Có phải nên chọn nghề trước, chọn trường sau


Năm nay em học lớp 11, cũng còn hơn một năm nữa là thi đại học. Nhưng em thấy rất phân vân về việc làm sau này. Thầy giáo khuyên nên chọn nghề trước rồi hãy chọn trường, em nghĩ như vậy rất hợp lý
.http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/tu-van/co-phai-nen-chon-nghe-truoc-chon-truong-sau-3388608.html

Cách giải quyết 3 câu hỏi hóc búa trong đề thi môn Toán

Để đạt 8-10 điểm Toán trong kỳ thi THPT quốc gia, học sinh phải vượt qua ba cửa ải hóc búa nhất là 3 câu cuối trong đề thi. 


Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa cho biết sẽ không công bố đề thi minh họa cho kỳ thi THPT quốc gia 2016, cấu trúc đề năm nay tương tự 2015. Như vậy đối với môn Toán, có thể hình dung tổng thể đề thi ra theo thang điểm 10, câu ở mức độ cơ bản chiếm 60%, mức độ vận dụng cao chiếm 40% tổng điểm, các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó.
Từ nay đến ngày thi THPT quốc gia chỉ còn hơn 2 tháng, vậy nên các em cần có kế hoạch học tập cụ thể theo từng ngày, từng tuần thì mới có thể mong ước đạt được điểm số cao. Đối với môn Toán, khi thời gian ôn tập không còn nhiều, các em cần trả lời được câu hỏi: Mình có thể đạt mấy điểm môn Toán?
Các em cần căn cứ vào điểm bài thi thử gần nhất và điểm kiểm tra Toán trên lớp, nếu bình quân đạt 7 trở lên thì có thể nghĩ đến việc đạt 8-10 trong kỳ thi THPT quốc gia. Còn nếu không các em hãy xác định mục tiêu cho phù hợp năng lực. Biết mình biết ta thì trăm trận trăm thắng.
cach-giai-quyet-3-cau-hoi-hoc-bua-trong-de-thi-mon-toan
Thầy Lê Anh Tuấn, giảng viên Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Học sinh nếu có mục tiêu đạt điểm 8 trở lên cần bố trí thời gian ôn tập thật chi tiết. Nên dành khoảng 2 tuần lễ để học và tổng hợp tất cả kỹ năng làm bài cũng như lý thuyết cần nhớ, bám sát kiến thức sách giáo khoa của các dạng Toán cơ bản để đạt từ 1 đến 7 điểm như: Khảo sát hàm số và bài toán liên quan, Lượng giác, Mũ và logarit, Số phức, Tích phân, Hình giải tích không gian Oxyz, Xác suất và Nhị thức niu tơn, Hình học không gian. Đảm bảo rằng các em phải kiếm trọn vẹn 7 điểm này. Thời gian còn lại hãy học song song 2 chủ đề lấy 8 và 9 điểm.
Câu điểm 8: Thường là câu về tọa độ phẳng Oxy. Xu hướng ra đề gần đây là từ hình vẽ phát hiện ra một tính chất đặc biệt như quan hệ vuông góc, song song… rồi chứng minh tính chất này. Muốn học phần này dễ dàng, các em cần học được cách khai triển bài toán, chứ không phải học thuộc tính chất có sẵn của hình vẽ, như vậy sẽ bị động và hoang mang. Gặp mỗi bài toán mới, các em sẽ như chàng tí hon mà gặp một cơn bão lớn. Vì vậy, cần biết cách khai triển bài toán bất kỳ, ví dụ:
- Nếu yêu cầu tìm điểm M mà cho biết tọa độ một điểm E thì nghĩ tới việc tính khoảng cách ME.
- Nếu yêu cầu tìm điểm M mà cho biết tọa độ hai điểm E, F thì nghĩ tới việc phát hiện tam giác MEF vuông, cân hay đều…
Còn việc chứng minh cũng cần học kỹ thuật khai triển. Có như vậy các em mới thấy câu Oxy thật nhẹ nhàng, và chỉ cần 2 tuần học là học sinh có thể tự tin về câu này.
Câu điểm 9: Thường là câu về phương trình, bất phương trình, hệ phương  trình. Để làm được câu này, học sinh cần học bài bản các kỹ thuật giải chính như liên hợp, đặt nhân tử chung, hàm đặc trưng, đặt ẩn phụ, đánh giá... Đây là câu vận dụng mức độ cao nhưng không phải là quá khó, cần nắm vững kỹ thuật và làm nhiều bài tập tự luyện để hình thành phản xạ thì việc kiếm được 0,75 điểm-1 điểm của câu này là trong tầm tay.
Câu điểm 10: Thường là câu thuộc chủ đề bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Câu này dành cho các em đã có cả một quá trình ôn luyện rất dài, và phải có tư duy rất tốt. Để làm được câu này cần nắm vững kỹ thuật chọn điểm rơi; các bất đẳng thức phụ cơ bản và ý tưởng khai triển bài toán.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ôn tập mà luôn gặp khó khăn với câu hỏi “vàng mười” này thì học sinh nên bỏ qua, để dành thời gian để kiếm trọn 9 điểm những câu trước, vì 9 điểm đã là thành công rồi.
Thời gian không còn quá nhiều để học lan man, hãy phân bổ thời gian hợp lý, lựa chọn kiến thức phù hợp với năng lực của mình đề có thể đạt được điểm số cao trong kỳ thi.
Lê Anh Tuấ
n

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ DỰ THI THPT QUỐC GIA 2016


Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 đã có một số điều chỉnh, bổ sung so với năm trước, thí sinh cần lưu ý để tránh sai sót trong điền thông tin dự thi ảnh hưởng tới kết quả thi.
Bắt đầu từ ngày 1 đến 30/4, thí sinh cả nước sẽ phải làm thủ tục để đăng ký dự thi (ĐKDT) kỳ thi THPT quốc gia 2016. Hiện tại, nhiều địa phương đã phát hành hồ sơ ĐKDT. Bộ GD&ĐT cũng đã bành hướng dẫn làm thủ tục đăng ký dự thi, nhằm tránh những sai sót có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh trong kỳ thi.
Theo quy định, hồ sơ ĐKDT bao gồm hai phiếu đăng ký dự thi, bản photocopy hai mặt chứng minh thư nhân dân trên một mặt giấy A4, hai ảnh 4x6 và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ. Trước khi khai phiếu đăng ký dự thi, thí sinh phải đọc kỹ các mục và hướng dẫn chi tiết các mục ở mặt sau phiếu số 2. Điều nào chưa rõ thí sinh phải hỏi cán bộ tiếp nhận đăng ký dự thi để được hướng dẫn đầy đủ.

Hướng dẫn cách ghi thông tin trên phiếu đăng ký dự thi:
Mục SỞ GDĐT……… MÃ SỞ: Thí sinh đăng ký tại đơn vị đăng ký dự thi thuộc sở nào thì ghi tên sở đó vào vị tri trống …..., sau đó điền 2 chữ số biểu thị mã sở vào 2 ô trống tiếp theo, mã sở giáo dục và đào tạo do Bộ quy định.
Mục Số phiếu: Nơi tiếp nhận đăng ký dự thi ghi, thí sinh không ghi mục này.
Mục 1, 2: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi.
Mục 3: a) Nơi sinh của thí sinh chỉ cần ghi rõ tên tỉnh hoặc thành phố, nếu sinh ở nước ngoài thí sinh chỉ cần ghi rõ tên quốc gia (theo tiếng Việt Nam). b) Dân tộc ghi đúng theo giấy khai sinh.
Mục 4: Đối với Chứng minh nhân dân mẫu cũ, ghi 9 chữ số vào 9 ô cuối bên phải, ba ô đầu để trống; đối với Chứng minh nhân dân mẫu mới hoặc Thẻ căn cước công dân, ghi đủ 12 chữ số vào các ô tương ứng.
Mục 5: Mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận) và mã xã (phường) chỉ đối với các xã thuộc Khu vực 1 sẽ do Bộ quy định. Thí sinh cần tra cứu tại nơi đăng ký dự thi để ghi đúng mã tỉnh (thành phố), mã huyện (quận), mã xã (phường) nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú hiện tại vào các ô tương ứng ở bên phải. Thí sinh không có hộ khẩu thường trú tại xã Khu vực 1 thì bỏ trống ô mã xã. Sau khi điền đủ các mã đơn vị hành chính, thí sinh ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) vào dòng trống.
Đối với thí sinh thuộc diện ưu tiên đối tượng hoặc khu vực có liên quan đến hộ khẩu thường trú, đề nghị phải khẳng định thời gian có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1 hoặc trên 18 tháng ở xã đặc biệt khó khăn trong thời gian học trung học phổ thông bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.
Hướng dẫn đăng ký dự thi THPT Quốc gia tránh bị trượt oan - 2
Phiếu số 1 Đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016.

Mục 6: Ghi tên trường và địa chỉ đến huyện (quận), tỉnh (thành phố) của trường vào dòng kẻ chấm. Ghi mã tỉnh nơi trường đóng vào 2 ô đầu, ghi mã trường vào 3 ô tiếp theo (mã trường ghi theo quy định của sở giáo dục và đào tạo, nếu mã trường có 1 chữ số thì 2 ô đầu tiên ghi số 0, nếu mã trường có 2 chữ số thì ô đầu tiên ghi số 0).
Đối với thí sinh là công an, quân nhân được cử tham gia dự thi để xét tuyển đại học, cao đẳng thì ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh nơi đóng quân và mã trường trung học phổ thông là 900. Đối với thí sinh có thời gian học ở nước ngoài thì những năm học ở nước ngoài ghi mã tỉnh tương ứng với tỉnh theo hộ khẩu thường trú tại Việt Nam và mã trường trung học phổ thông là 800.
Mục 7: Ghi rõ điện thoại, email (nếu có). Đối với thí sinh có yêu cầu đăng ký xét tuyển trực tuyến, cần đăng ký số điện thoại di động cá nhân để được cấp mật khẩu sử dụng một lần (OTP) qua tin nhắn đảm bảo cho sự bảo mật khi đăng ký xét tuyển trực tuyến.
Mục 8: Thí sinh phải ghi rõ họ tên người liên hệ, địa chỉ chi tiết: xóm (số nhà), thôn (đường phố, ngõ ngách), xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).
Mục 9: Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích chỉ lấy kết quả để xét tốt nghiệp, chỉ lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng hoặc cả hai mục đích. Thí sinh đăng ký dự thi với mục đích nào thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng; nếu thí sinh dự thi với cả hai mục đích thì đánh dấu vào cả hai ô.
Mục 10: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên cụm thi và mã cụm thi do Bộ quy định vào vị trí tương ứng. Tùy theo mục đích thi nêu ở Mục 9 thí sinh cần tham khảo hướng dẫn của nơi nhận đăng ký dự thi để xác định cụm thi phù hợp.
Mục 11: Học sinh đang học lớp 12 tại trường nào thì nộp đăng ký dự thi tại trường đó. Các đối tượng khác nộp đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở giáo dục và đào tạo quy định. Mã đơn vị đăng ký dự thi ghi theo hướng dẫn của nơi nhận đăng ký dự thi.
Mục 12: Tất cả các thí sinh đăng ký dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng đều phải đăng ký môn thi ở mục này, thí sinh đăng ký dự thi môn nào thì đánh dấu “X” vào ô môn thi tương ứng.
Riêng đối với môn Ngoại ngữ thí sinh điền mã số tương ứng với ngôn ngữ cụ thể như sau: N1 - Tiếng Anh; N2 - Tiếng Nga; N3 - Tiếng Pháp; N4 - Tiếng Trung Quốc; N5 - Tiếng Đức; N6 - Tiếng Nhật.
Mục 13: Đối với thí sinh xin miễn thi ngoại ngữ, cần ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo quy định của Bộ.
Hướng dẫn đăng ký dự thi THPT Quốc gia tránh bị trượt oan - 3
Phiếu số 2 đăng ký dự thi THPT quốc gia 2016.

Mục 14: Thí sinh đã dự thi trung học phổ thông những năm trước, nếu có những môn thi đủ điều kiện bảo lưu theo quy định, thí sinh muốn bảo lưu môn nào thì ghi điểm môn đó vào ô tương ứng.
Mục 15: Thí sinh xác định 4 môn dùng để xét tốt nghiệp trung học phổ thông (bao gồm các môn bắt buộc và môn tự chọn) bằng cách đánh dấu “X” vào các ô tương ứng. Bốn môn này phải nằm trong số các môn đã đăng ký tại Mục 12,13 và 14.
Mục 16: Thí sinh tự xác định đối tượng ưu tiên, ghi đúng ký hiệu các đối tượng ưu tiên theo quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Nếu khai thiếu trung thực sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành. Thí sinh thuộc diện ưu tiên phải nộp đủ giấy tờ minh chứng hợp pháp cho trường khi đến nhập học.
Mục 17: Đối với thí sinh dự thi có mục đích xét tuyển đại học, cao đẳng cần ghi mã khu vực vào ô trống như sau: Khu vực 1 (KV1) điền chữ số 1, Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) điền 2NT, Khu vực 2 (KV2) điền chữ số 2, Khu vực 3 (KV3) điền chữ số 3.
Trong 3 năm học trung học phổ thông hoặc tương đương, học ở đâu lâu hơn hưởng ưu tiên khu vực ở đó. Nếu mỗi năm học một trường có mức ưu tiên khu vực khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp trung học phổ thông ở đâu hưởng ưu tiên khu vực tại đó.
Đối với thí sinh được ưu tiên theo hộ khẩu thường trú, căn cứ vào quy định của quy chế tuyển sinh và hướng dẫn của Bộ để ghi cho đúng khu vực ưu tiên được hưởng.
Phần mềm đăng ký dự thi sẽ tự động xác định mức hưởng ưu tiên khu vực theo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy khi thí sinh khai đầy đủ Mục 5 và Mục 6; nếu thấy khác với thông tin khai trên phiếu ĐKDT, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin đã khai tại các mục này.
Mục 18: Ghi theo hướng dẫn trên phiếu đăng ký dự thi.
Mục 19: Đối với thí sinh thi với mục đích lấy kết quả để xét học liên thông lên cao đẳng, đại học cần đánh dấu “X” vào ô đã tốt nghiệp ở bậc học nào tương ứng: Đã tốt nghiệp trung cấp (TC) hoặc Đã tốt nghiệp cao đẳng (CĐ)
Thí sinh lưu ý phải ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ vào các mục theo yêu cầu và không sửa chữa, tẩy xoá. Nếu là số, ghi bằng chữ số Ả rập (0, 1, 2, 3,…), không ghi bằng chữ số La mã (I, V, X,…).
Nguồn tin: Trang 24h

THƯ GỬI HỌC TRÒ

Các em học sinh lớp 12 thân mến!
Vậy là một năm học nữa lại sắp trôi qua, kì thi Đại học đã tới gần. Vẫn biết rằng năm nào cũng thế vậy mà sao lòng vẫn hồi hộp lo âu. Cách đây mấy năm về trước, tâm trạng của thầy cũng như các em bây giờ. Lo lắm chứ! Kì thi đại học là kết quả của 12 năm ăn học, là bước ngoặt đầu đời, là tương lai, là số phận, là danh dự của bản thân, gia đình và thầy cô…trách nhiệm của các em lớn lắm đấy!
Và để động viên các em thầy có bài thơ nhỏ xin gửi tặng các em. Mong các em hãy cố gắng hết mình. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi Đại học sắp tới.
THƯ GỬI HỌC TRÒ
Con đường em đi thầy cũng trải qua rồi
Nó vẫn vậy như thời thầy khi trước
Mỗi ngày trôi qua là mỗi lần chân bước
Giấc ngủ muộn màng đè nặng những nghĩ suy
Hãy gắng lên trên mỗi bước em đi
Và nghĩ đến những gì đợi phía trước
Nỗi ám ảnh về hai từ Mất – Được
Thôi ráng lên em ngày thi sắp đến rồi
(Bến đợi cuộc đời là sau cổng đại học em ơi!)
Em đâu cô đơn trước bước ngoặt cuộc đời
Phía sau em còn bao niềm hi vọng
Trong đêm khuya đâu mình em thao thức
Bao nỗi suy tư trong tiếng mẹ trở mình
Chiến thắng nào chẳng có những hi sinh
Thành công nào lại không cần gắng sức
Hạnh phúc chỉ nảy mầm khi ta nỗ lực
Để hoài bão cuộc đời sáng rực ngày mai
**   **    **
Đêm đã khuya giáo án vẫn còn dài
Phút suy tư thầy nhớ lại những năm về trước
Rồi nghĩ đến con đường em đang bước
Nên có chút dặn dò thầy gửi lại cho em.
Sưu tầm
(Nhờ bài thơ của một thầy giáo nói hộ nỗi lòng của thầy Lợi)

BỘ GD-ĐT BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2016

TTO - Sáng 14-3, Bộ GD-ĐT chính thức ban hành những nội dung bổ sung, sửa đổi một số điều của Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui. Những nội dung mới này sẽ áp dụng từ kỳ thi tuyển sinh năm nay.


Đông đảo thí sinh và phụ huynh đến nộp hồ sơ xét tuyển tại một trường ĐH trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 - Ảnh: Như Hùng​
Chỉ dành 50% chỉ tiêu cho các khối thi truyền thốngNhững nội dung sửa đổi, bổ sung Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy bao gồm các qui định về ưu tiên khu vực, về điều kiện xét tuyển đối với thí sinh, qui trình xét tuyển của các trường…
Trong đó, để phù hợp với tình hình thực tế là nhiều trường ĐH cần sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành/nhóm ngành, Bộ GD-ĐT đã bổ sung vào qui chế một qui định mới là: “Trong trường hợp sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành), các trường xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh."
Đối với những trường sử dụng tổ hợp môn thi mới ngoài các khối thi truyền thống để xét tuyển, Bộ GD-ĐT đã hạ tỷ lệ mỗi ngành cần dành ít nhất từ 75% chỉ tiêu (trong qui chế năm 2015) xuống còn ít nhất 50% chỉ tiêu của ngành đó để xét tuyển theo các tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi truyền thống.
Không qui định điểm sàn đối với CĐ
Trong các nội dung sửa đổi, Bộ GD-ĐT đưa ra qui định: “Căn cứ kết quả thi của thí sinh dự thi lấy kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, Bộ GD-ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Đối với trường CĐ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là: Tốt nghiệp THPT."
Như vậy, theo qui chế mới, năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ qui định điểm sàn làm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với xét tuyển ĐH, còn CĐ sẽ lấy ngưỡng là tốt nghiệp THPT.
Bộ GD-ĐT cũng qui định: trường hợp sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển, điểm ưu tiên được cộng để xét tuyển sau khi thí sinh đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn).
Sửa đổi về khu vực ưu tiên
Theo qui chế được sửa đổi, từ kỳ thi tuyển sinh 2016, đối tượng 01 trong nhóm ưu tiên 1 (được qui định ở điều 7 của qui chế) phải là Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại Khu vực 1 (KV1).
So với qui định trước đây, đối tượng ưu tiên này được thu hẹp hơn và cụ thể hơn: Không áp dụng đối với các xã thuộc KV2, KV3 và yêu cầu bắt buộc về thời gian có hộ khẩu thường trú.
Cũng liên quan đến qui định về điểm ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT điều chỉnh nội dung liên quan đến nơi học và tốt nghiệp THPT như sau: Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong ba năm học THPT có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.
Đối với các trường hợp được hưởng điểm ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú, qui chế tuyển sinh cũng đưa ra qui định mới, cụ thể  như sau: Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo Quyết định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nếu học trung học phổ thông tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;".
Đối với qui định về khu vực (KV) để tính điểm ưu tiên, KV2 sẽ bổ sung thêm “các thị xã trực thuộc tỉnh” (qui chế năm 2015 trở về trước mới chỉ qui định “các thành phố trực thuộc tỉnh”).
Điểm xét tuyển làm tròn đến 0,25
Trong các nội dung sửa đổi, bổ sung của qui chế tuyển sinh liên quan đến xét tuyển, Bộ GD-ĐT đưa ra những qui định chi tiết hơn so với qui chế cũ.
Theo đó, đối với các trường tổ chức xét tuyển những TS đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, qui chế yêu cầu: Điểm xét tuyển là tổng điểm các môn thi theo từng tổ hợp xét tuyển và được làm tròn đến 0,25”. Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ ĐH (theo thang điểm 10).
Được đăng ký nhiều nguyện vọng (NV) xét tuyển
Qui trình đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh là một trong các nội dung được điều chỉnh nhiều nhất so với năm 2015; TS được đăng ký nhiều trường hơn nhưng không được thay đổi NV đã đăng ký.
Việc ĐKXT sẽ chia thành hai giai đoạn: đợt 1 và các đợt bổ sung. Trong đó, ở đợt I, thí sinh được ĐKXT tối đa vào 02 trường, mỗi trường không quá 02 ngành. Đặc biệt, nội dung qui chế mới đã qui định rõ: thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong đợt xét tuyển này.
Đối với các đợt xét tuyển bổ sung, qui chế cho phép thí sinh được ĐKXT tối đa vào 03 trường, mỗi trường không quá 02 ngành. Tuy nhiên, thí sinh cũng không được thay đổi NV vào trường, ngành đã đăng ký trong từng đợt xét tuyển.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường xét tuyển theo nhóm, số ngành đăng ký tối đa trong mỗi đợt xét tuyển cũng phải thực hiện theo quy định trên.
Thời gian đăng kí xét tuyển được bộ GD&ĐT qui định bắt đầu từ ngày 01/8 đến hết ngày 20/10 đối với hệ ĐH và đến hết ngày 15/11 đối với hệ CĐ.
ĐKXT bằng nhiều phương thức
Đối với các trường tổ chức xét tuyển thí sinh bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia, qui chế yêu cầu phải công bố phương thức tiếp nhận ĐKXT và phí dự tuyển: Thí sinh có thể nộp ĐKXT và phí dự tuyển trực tuyến hoặc qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh. Trường có thể quy định thêm phương thức tiếp nhận ĐKXT và phí dự tuyển của thí sinh phù hợp với điều kiện thực tế của trường nhưng ”không gây khó khăn, tốn kém cho thí sinh và bức xúc xã hội”. Như vậy, với qui định này, ngoài hai hình thức ĐKXT online và qua đường bưu điện, các trường có thể tiếp nhận ĐKXT trực tiếp của thí sinh.
Đối với thí sinh, sẽ nộp Phiếu ĐKXT và phí dự tuyển cho trường theo các phương thức do trường công bố.
Trúng tuyển mới nộp Giấy chứng nhận kết quả thi
Cũng theo qui định mới trong qui chế tuyển sinh, thí sinh sẽ không cần nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (có chữ kí của Chủ tịch Hội đồng thi và đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi) khi ĐKXT, mà thí sinh cần nộp giấy này cho trường có nguyện vọng học theo quy định của trường sau khi đã biết kết quả trúng tuyển.
Qui chế nêu rõ: ”Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ ĐKXT và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc."

Nữ tiến sĩ Việt tuổi 32 “chinh phục” ngành Lý Sinh trên đất Mỹ

Ở tuổi 32, cô gái Ngô Thị Minh Thùy khiến nhiều đấng mày râu phải nể phục khi giành học bổng Thạc sĩ 42.000 euro tại Hà Lan rồi học bổng tại ĐH tổng hợp Illinois (Mỹ) hàng đầu thế giới về nghiên cứu Lý Sinh trước khi trở thành nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ) danh tiếng.


Thông tin cá nhân
Họ và tên: Ngô Thị Minh Thùy
Ngày sinh: 23/12/1984
Hiện đang là nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ). Trước đó cô là thủ khoa đầu ra ĐH Bách Khoa Hà Nội, thạc sĩ loại giỏi ngành Vật Lý tại ĐH Amsterdam, tiến sĩ ngành Lý Sinh tại ĐH tổng hợp Illinois tại Urbana-Champaign.
Thành tích nổi bật:
Ba lần đạt giải Best Poster và Best Talk trong những hội nghị chuyên ngành (Hội nghị Lý Sinh và Sinh Học Tính Toán năm 2014 tại đại học Illinois, Hội nghị Trung Mỹ về Chromatin và Epigenetics tại Winsconsin năm 2014, Hội nghị về Phát Triển Quang Học Hiện Đại tại Hà Lan năm 2009)
Học bổng Gregorio Weber cho nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Lý Sinh (ĐH Illinois, Mỹ năm 2009)
Học bổng Huygens cho nghiên cứu sinh Thạc sĩ tại Hà Lan (năm 2007-2009)
Giải thưởng Honda YES năm 2006,
Thủ khoa ĐH Bách Khoa Hà Nội (năm 2007), Giải Nhì SV nghiên cứu khoa học (năm 2007), top 10 SV nữ xuất sắc nhất (năm 2006), học bổng Odon Vallet, học bổng Đồng hành (2004), Thành viên đội Robocon giành giải nhất Robocon khu vực phía Bắc (2006).
Giải nhì cuộc thi Toán học Olympic toàn quốc dành cho sinh viên (2003), Giải Nhất cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tuần Tháng 12/2000.

Nữ tiến sĩ trẻ Ngô Thị Minh Thùy từng 2 lần giành học bổng toàn phần tại Hà Lan và Mỹ.
Nữ tiến sĩ trẻ Ngô Thị Minh Thùy từng 2 lần giành học bổng toàn phần tại Hà Lan và Mỹ.
Từ vùng đất Thái Nguyên tới ĐH Stanford danh tiếng
Học cấp 3 tại trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên), cô gái Ngô Thị Minh Thùy (sinh năm 1984) tự nhận mình không quá nổi bật so với bạn đồng trang lứa về học tập hay hoạt động ngoại khóa. “Điểm sáng” duy nhất cô thừa nhận là giành thành tích Nhất tuần và Nhì tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vào năm 2000.
Tuy nhiên, một cách “tình cờ và may mắn”, Minh Thùy đã đỗ vào lớp kỹ sư tài năng ĐH Bách khoa Hà Nội. Cũng từ đây, cô gái của vùng đất trung du phía Bắc bắt đầu bứt tốc với hàng loạt giải thưởng và suất học bổng (giải Honda YES Award, giải nhì Olympic toán SV toàn quốc…). Kết quả của sự rèn luyện bền bỉ chính là ngôi vị Thủ khoa đầu ra khối kỹ sư tài năng K47 ĐH Bách khoa Hà Nội.
Với điểm số đáng ghen tị 8,94/10, Minh Thùy có nhiều lựa chọn để đi tiếp con đường nghiên cứu sau đại học như học bổng tại Singapore hoặc trợ lí nghiên cứu tại Mỹ. Nhưng cô quyết định lựa chọn xứ sở hoa Tulip với học bổng Huygens toàn phần trị giá 42.000 euro.
Tại đây cô tham gia nghiên cứu tại viện nghiên cứu về vật lý nguyên tử và phân tử quốc gia của Hà Lan. Bằng việc làm chủ được hệ thí nghiệm quang học phi tuyến tính hàng đầu thế giới (non-linear optics), cô đã là người đầu tiên phát hiện ra sự thay đổi trạng thái phân tử của nước và lipid trên bề mặt khi tương tác với ADN.

Minh Thùy đang làm nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ).
Minh Thùy đang làm nghiên cứu sinh sau Tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ).
Kết thúc chương trình thạc sĩ tại Hà Lan, Minh Thùy tiếp tục tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Lý Sinh tại ĐH tổng hợp Illinois ở Urbana-Champaign (UIUC) cấp.
Một lần nữa, cô trở thành người đầu tiên phát triển được phương pháp để đồng thời quan sát và điều khiển một hệ đơn phân tử phức tạp là nucleosome. Đồng thời Thùy cũng là người đầu tiên phát hiện và chứng minh bằng thực nghiệm được quy luật vật lý để điều khiển được độ bền cơ học và chiều đóng mở của đơn vị cấu trúc cơ bản của DNA là nucleosome.
Sau khi hoàn tất luận án Tiến sĩ, Minh Thùy “thừa thắng xông lên” giành được suất làm nghiên cứu sau Tiến sĩ tại ĐH Stanford. Công việc nghiên cứu hiện tại của cô là phát triển một phương pháp sinh học phân tử mới để theo dõi sự phát triển của thai nhi, và sự thay đổi của cơ thể mẹ trong quá trình mang thai.
Cho tới thời điểm hiện tại, tiến sĩ Ngô Thị Minh Thùy đã có 5 bài báo quốc tế. Điều đáng chú ý đây đều là những công trình được đăng trên những tạp chí đầu ngành.
Nổi bật nhất bài báo đăng trên tạp chí Cell năm 2015 (impact factor 35.532, xếp loại nhất trong số 1.878 tạp chí thế giới chuyên ngành Lý Sinh) và một số bài đăng trên Nature Communications (impact factor 11.47), Journal of American Chemical Society (impact factor 12.113),...
Khi người mẹ mang thai, một phần nhỏ vật chất di truyền (ADN và ARN) của bé sẽ đi vào máu của mẹ. Đồng thời ADN và ARN ở trong máu của mẹ cũng có thể có chút thay đổi. Nhưng sự thay đổi về ADN và ARN trong máu của người mẹ rất nhỏ, có thể chỉ là một vài phân tử trong một cc máu.
Cô dự định sẽ phát triển phương pháp xét nghiệm máu mới có độ nhạy cao để có thể đo và theo dõi được sự thay đổi rất nhỏ này. Nếu phương pháp này thành công, nó có thể ứng dụng để phát hiện bệnh ung thư sớm và theo dõi, điều chỉnh quá trình điều trị ung thư vì tế bào ung thư cũng tiết ra ADN và ARN vào trong máu.
Nền tảng hậu thuẫn gia đình vững chắc
Để đạt được những kết quả khả quan tại Hà Lan rồi tại Mỹ, Minh Thùy chia sẻ: “Khó khăn lớn nhất nhưng cũng chính là sức mạnh lớn nhất đối với mình là bền bỉ theo đuổi công trình nghiên cứu ròng rã trong vòng 5 năm.
Điều này rất khó bởi vì trong 5 năm ấy, triền miên những hy vọng rồi thất vọng vì thí nghiệm rất khó thực hiện và phải thử nghiệm rất nhiều giả thuyết cũng như phải làm khối lượng thí nghiệm khổng lồ để kiểm chứng những giả thuyết rồi lại tự mình phủ định giả thuyết của mình sai.
Triền miên như thế cho đến khi tự mình thuyết phục được mình (còn khó hơn rất nhiều so với thuyết phục hội đồng phản biện) rằng mình đã đầy đủ bằng chứng khoa học thực nghiệm để chứng minh cho giả thuyết đúng của mình”.

Với Minh Thùy, thành công có được trong nghiên cứu khoa học có sự hỗ trợ đắc lực của hậu phương chồng, con và gia đình.
Với Minh Thùy, thành công có được trong nghiên cứu khoa học có sự hỗ trợ đắc lực của "hậu phương" chồng, con và gia đình.
Và để có thể vượt qua được những khó khăn và chuyên tâm theo đuổi công việc nghiên cứu như hiện nay, bên cạnh nỗ lực, kiên trì cá nhân, cô rất tự hào khi nhắc đến hậu phương vững chắc là chồng, con và gia đình.
“Mình có may mắn là chồng cũng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ cùng trường Illinois với mình, nên hai vợ chồng hiểu và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như việc gia đình. Chồng mình thường xuyên nhắc mình đi làm thí nghiệm không để quá thời gian sẽ bị hỏng mẫu chứ không khi nào cằn nhằn cả.
Ngoài ra cả hai lần sinh bé mình đều có mẹ sang chăm sóc. Hai vợ chồng mình vẫn nói đùa nhau là hai đứa nhỏ là “con của bà” chứ không phải con của mình. May nhờ có bà có kinh nghiệm làm y tá chăm sóc mà hai đứa nhỏ nhà mình đều cứ “ăn rồi lớn” chứ không ốm đau gì”, Minh Thùy bộc bạch.
Với Thùy, không gì tuyệt vời hơn khi sau hàng giờ triền miên trong phòng thí nghiệm được trở về nhà được vui đùa với 2 con nhỏ.
“Đi làm về có con gái hát líu lo yêu mẹ là mình quên hết nỗi buồn thí nghiệm hỏng. Rồi con nhỏ cũng là một người “giáo viên” xuất sắc cho mình đam mê nghề nghiệp một cách tự nhiên từ chính sự tò mò của con. Nó nhiều khi hay hỏi những câu hỏi tưởng như hiển nhiên mà còn khó hơn cả đề tài mình nữa”, nữ tiến sĩ trẻ trên đất Mỹ - Ngô Thị Minh Thùy tươi cười chia sẻ.
Lê Trường
(Ảnh nhân vật cung cấp)

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về Việt Nam nhận tổ tiên?

 Ông Phan Huy Thanh - Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy xác nhận, vào ngày 23/5/2015, đương kim Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã về Việt Nam để dâng hương lên nhà thờ dòng họ Phan Huy.


Ông Ban Ki-moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp
Ông Ban Ki-moon cùng vợ chụp ảnh trước nhà thờ Phan Huy ở Sài Sơn. Ảnh gia đình cung cấp
Trước đó, vào sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin về việc ông Ban Ki-moon

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

 đã về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội để thăm nhà thờ họ Phan Huy.
Sau đó, trang BBC cũng đã thông tin lại vấn đề này, đồng thời đưa lên một số hình ảnh và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon khi về thăm Việt Nam vào hồi tháng 5 vừa qua.
Sáng nay, Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã đến thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn để tìm hiểu thông tin này.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND xã Sài Sơn cho biết, ông mới lên Phó Chủ tịch vừa qua nên nắm thông tin về không được chi tiết. “Nhưng việc ông Ban Ki-moon có đến xã Sài Sơn là có thật”, ông Nghĩa khẳng định.
Ông Phan Huy Thành, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cùng bút tích của ông Ban Ki-moon
Ông Phan Huy Thành, Trưởng chi 2, dòng họ Phan Huy cùng bút tích của ông Ban Ki-moon
Một số người dân ở thôn Thụy Khuê, cũng như xã Sài Sơn tỏ ra bất ngờ trước thông tin mà phóng viên hỏi thăm. “Chúng tôi không biết, thậm chí là chưa nghe về thông tin đó”, chị Hương, chủ một quán hàng ăn trả lời.
Qua lời giới thiệu của cán bộ công an xã Sài Sơn, chúng tôi đến gặp ông Phan Huy Thanh, Trưởng chi 2, dòng họ Huy Phan ở Hà Nội xác nhận: Vào khoảng 4 giờ chiều, ngày 23/5/2015, ông Ban Ki-moon cùng vợ và một số cán bộ theo đoàn đã xuống đây, sau đó vào dân hương trong nhà thờ. Đi cùng ông Ban Ki-moon, còn có ông Phan Huy Huân, Trưởng dòng họ Phan Huy ở Hà Nội.
“Theo cảm nhận ban đầu của tôi, ông Ban Ki-moon khá thân thiện, cởi mở. Sau khi nghe chúng tôi giới thiệu qua, ông ấy vào dâng hương trong nhà thờ và để lại bút tích của mình”, ông Phan Huy Thanh cho biết thêm.

Bút tích của ông Ban Ki-moon và bản dịch mà ông Phan Huy Thành cùng cấp cho phóng viên Báo GĐ&XH.
Bút tích của ông Ban Ki-moon và bản dịch mà ông Phan Huy Thành cùng cấp cho phóng viên Báo GĐ&XH.
Theo bút tích mà ông Ban Ki-moon để lại và được dịch ra, ông viết: “Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng họ Phan.
Cảm ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản nhà thờ dòng họ này. Là một người con của dòng họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên”.
Theo Báo Gia đình & Xã hội

Bài toán lớp 7 khiến phụ huynh, học sinh thắc mắc

Bạn Nguyễn Thanh Như gửi đến bài toán trong đề kiểm tra lớp 7 của con với các cách giải khác nhau.
Cách giải một là của con chị Như và một số học sinh trong lớp; cách hai của phụ huynh học sinh; cách ba của cô giáo; còn cách thứ tư là phương pháp giải của sách giáo khoa cũng như đa số sách tham khảo toán 7. 
Dưới đây là bài viết theo tinh thần của độc giả Nguyễn Thanh Như có phương trình như hình dưới
bai-toan-lop-7-khien-phu-huynh-hoc-sinh-thac-mac
bai-toan-lop-7-khien-phu-huynh-hoc-sinh-thac-mac-1
Theo bạn trong 4 cách giải trên, cách nào đúng, cách nào sai và vì sao? 

Bài toán 'ngày sinh của du khách'

Chuyến du lịch có 30 khách, hướng dẫn viên cá cược rằng trong đoàn có hai người trùng ngày, tháng sinh.
Trong chuyến du lịch có 30 khách lẻ đến từ nhiều nước, hướng dẫn viên muốn không khí trên xe sôi động nên đã nói: “Kính thưa quý khách, xin chào mừng đến với tour du lịch của chúng tôi. Tôi biết rằng quý vị đến từ nhiều quốc gia khác nhau và đa số là chưa biết nhau. Và tôi muốn chúng ta chơi một trò chơi liên quan đến ngày sinh của mình (chỉ là ngày sinh tức là ngày và tháng, không phải là năm sinh nên các vị đừng lo người khác biết tuổi của mình).
Và trước hết, công ty chúng tôi muốn dành cho một quý vị món quà bất ngờ.
- Quà gì vậy? thú vị đây! - hành khách hồ hởi hỏi.
- Quà sẽ là một bữa tối ở nhà hàng 5 sao dành cho hai người - hướng dẫn viên nói.
- Và ai sẽ được nhận quà?
- Vâng, quà tặng này sẽ dành cho hai vị khách trong chúng ta có cùng ngày sinh!
- Ôi, vậy là có quà cũng như không, vì khả năng trong 30 người có 2 người có cùng ngày sinh là quá thấp. Một năm có những 365 ngày cơ mà.
- Vâng, tôi biết là đoàn chúng ta không đủ 367 người để chắc chắn có 2 người có cùng ngày sinh. Nhưng 30 người thì khả năng đó cũng cao lắm. Và mặc dù tôi không biết trước ngày sinh của quý vị, quý vị cũng đa số không biết ngày sinh của nhau, nhưng tôi vẫn dám cá là sẽ có 2 người như thế. Đây là trò may rủi thôi, nhưng tôi cá một bữa ăn sáng ở quán mì Quảng rất tuyệt ở thành phố này. Nếu không có 2 người cùng ngày sinh thì tôi sẽ trả tiền, còn nếu có thì người chấp nhận cá trả tiền. Có ai muốn cá cược tay đôi với tôi không?
Theo bạn thì ta có nên chấp nhận lời thách cược của anh hướng dẫn viên du lịch.
Trong bài toán này, ta giả định là một năm có 365 ngày. Cùng ngày sinh có nghĩa là cùng ngày và tháng sinh.