GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ






Đây là hình ảnh chụp từ Sách Đại số & Giải tích 11 (chương trình chuẩn) minh họa cho khái niệm giới hạn của hàm số. Không biết các bạn hiểu như thế nào? Mình có sưu tầm được một bình luận cho bức ảnh trên như sau:
" Cô bé cưỡi chổi mang theo số $x$, tới điểm $a$. Cậu bé cũng cưỡi chổi mang theo hàm $f(x)$, cậu bé sẽ tiến tới đâu ?(giới hạn của hàm số $f(x) tại điểm $x=a$).
Và bây giờ ta liên tưởng tới những tình huống trong cuộc sống: Nếu $x$ của em là "thích một thứ gì đó" và $f(x)$ của anh là "em thích anh chiều :)". Em thích một cái váy, $f(x)$ của anh là số tiền cần thiết để mua cái váy đó. Sẽ không có vấn đề gì nếu cái váy đó 300K($x$=300) (f(x) là giá trị của hàm số tại điểm $x$). Nhưng khi "cái thứ em thích" chưa biết một giá cụ thể nhưng có thể biết gần đúng thì thôi rồi các chàng trai làm sao mà tính được giá trị của $f(x)$. Và khi đó hiểu biết về giới hạn vô cùng quan trọng.


ỨNG DỤNG CỦA XÁC SUẤT, THỐNG KÊ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY


Khi đứng trên giảng đường, mình vẫn thường nói với sinh viên rằng: "Trong các lĩnh vực của Toán học thì xác suất thống kê có ứng dụng thực tế to lớn trong cuộc sống hàng ngày". Cũng có thể vì lý do đó mà môn học xác suất thống kê được dạy bắt buộc cho tất cả các ngành trong trường đại học. Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, với số lượng dữ liệu khổng lồ chưa từng có, kiến thức xác suất thống kê càng phát huy được tác dụng của nó.

Trước khi nêu ra ứng dụng của nó, chúng ta cần một số khái niệm về xác suất, thống kê.

I. Xác suất là gì?

Thực hiện một hành động nào đó là ta thực hiện một phép thử , ví dụ như tung một con xúc xắc, mua một vé xổ số, làm một thí nghiệm.... . Một khả năng  hay tình huống có thể xảy ra của phép thử được gọi là biến cố. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp phép thử ngẫu nhiên nghĩa là phép thử mà ta không khẳng định được kết quả trước khi nó được thực hiện, ví dụ mua 1 vé xổ số là một phép thử ngẫu nhiên vì trước khi mua ta không thể khẳng định được mà trúng hay không.... Để đặc trưng cho khả năng xảy ra của một biến cố, người ta dùng một con số không âm, biến cố nào có khả năng xuất hiện nhiều hơn được đặc trưng bởi con số lớn hơn và ngược lại. Con số đặc trưng cho khả năng xuất hiện của một biến cố được gọi là xác suất của biến cố.

II. Thống kê là gì?

Thống kê học là hệ thống các phương pháp để thu thập, xử lý và phân tích các con số của hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.

III. Ứng dụng của xác suất thống kê trong đời sống hàng ngày.

Bài toán: Có nên mua số đề hay không?
Đánh đề hiện nay là một vấn nạn trong xã hội, vậy đánh đề được hay lỗ mà nhiều người lại đam mê như vậy? Chúng ta hãy thử dùng phương pháp của xác suất thống kê để giải thích.

Luật chơi: Bạn đặt một số tiền, nói đơn giản $x$ đồng để mua 1 con số từ 00 đến 99. Mục đích của người chơi là làm sao để con số này trùng với hai con số của xổ số đặc biệt do Nhà nước phát hành trong ngày hôm đó, nếu số của bạn trùng bạn sẽ được gấp 70 lần tiền đầu tư , tức là $70x$. Nếu không trúng bạn mất $x$ đồng đầu tư ban đầu.

Nhiều người quan điểm sai lầm rằng: Nếu bỏ ra số tiền là 100.000 đồng. Nếu trúng thưởng sẽ được 7 triệu đồng tức là lãi được 6.9 triệu. Tuy nhiên nếu thua chỉ bị lỗ 100.000 đồng. Quá lời !!!!. Vậy đâu là sai lầm trong cách nghĩ này. Chúng ta hãy giải bài toán này:

Giải: Vì chỉ có một số trúng trong 100 số nên xác suất trúng là $\dfrac{1}{100}=0,01$.
Trong khi đó xác suất thua là: $1-0,01=0,99.$
Khi đó trung binh người chơi lãi: $$6.900.000 \times 0,01 + (-100.000)\times 0,99= -30.000$$
Như vậy mỗi lần chơi 100.000 đồng, trung bình bạn lỗ khoảng 30.000 đồng.
Như vậy sai lầm của người chơi là không tính đến xác suất trúng có lớn hay không. Vì xác suất rất nhỏ nên đánh hoài không trúng!!!!!

Xác suất thống kê có rất nhiều ứng dụng thực tiễn khác, ví như: Tính số lượng cá trong hồ, tính số chim trong rừng, ứng dụng trong kinh tế, ước lượng tỷ lệ bầu cử, ước lượng chiều cao trung bình, năng suất trung bình... Các bạn muốn biết thêm hãy tìm hiểu trong giáo trình xác suất thống kê ở bậc đại học.

LƯỢNG GIÁC NÓI VỀ CÁI GÌ?

Từ lượng giác xuất hiện trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đo đạc trong tam giác". Nó thành một nhánh của toán học dùng để tìm hiểu về tam giác và sự liên hệ giữa các cạnh của hình tam giác và các góc của nó. Vì vậy khi học về lượng giác bạn sẽ nghiên cứu nhiều hình tam giác đặc biệt là tam giác vuông.

Chúng ta xét xem một số ứng dụng của lượng giác trong đời sống hàng ngày:

Hôm nay có thể bạn sẽ nghe nhạc. Bài hát bạn nghe được ghi âm kĩ thuật số, được nén thành định dạng MP3 sử dụng nén giảm dữ liệu, phép nén này đòi hỏi các kiến thức về lượng giác.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy cây cầu như này chưa?
Cây cầu được xây dựng bằng cách sử dụng các kiến thức lượng giác ở những góc khác nhau. Bạn sẽ nhận thấy cây cầu gồm nhiều hình tam giác- lượng giác đã được sử dụng khi thiết kế độ dài và độ vững chắc của những tam giác đó.

Hoặc như việc đo đạc một vật gì đó không thể đo trực tiếp bằng tay được, ví dụ như đo một cái cây hay một ngọn núi

Từ xưa người ta đã biết đo chiều cao của cái cây bằng cách sử dụng các hình tam giác tương ứng (như hình trên). Ta có thể dễ dàng có độ dài cạnh $AB$ và $AC$ của tam giác $ABC$, và cạnh $DB$ trong tam giác $DEB$. Sau đó ta dùng số liệu này để tìm chiều cao $DE$ (có thể tính thông qua $tan \hat B$ hoặc tam giác đồng dạng...). Ta có thể làm quá trình tương tự như tìm chiều cao của ngọn núi.

Lượng giác có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực: thiên văn, lý thuyết âm nhạc, âm học, quang học, y học, cơ khí, xây dựng....

Nguồn: http://diendantoanhoc.net/topic/149554-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-gi%C3%A1c-n%C3%B3i-v%E1%BB%81-c%C3%A1i-g%C3%AC/

TÍCH PHÂN LÀ GÌ?

Tích phân là một khái niệm toán học, và cùng với nghịch đảo của nó vi phân đóng vai trò là hai phép tính cơ bản và chủ chốt trong lĩnh vực Giải tích. Có thể hiểu đơn giản tích phân như là diện tích hoặc diện tích tổng quát hóa. Giả sử cần tính diện tích một hình phẳng được bao bởi các đoạn thẳng, ta chỉ việc chia hình đó thành các hình nhỏ đơn giản hơn và đã biết cách tính diện tích như: hình tam giác, hình vuông, hình thang, hình chữ nhật...Tiếp theo xét một hình phức tạp hơn mà nó được bao bởi cả đoạn thẳng lẫn đường cong, để tính diện tích hình đó ta cũng chia nó thành các hình nhỏ hơn, chúng bao gồm các hình: hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật...và hình thang cong. Tích phân giúp ta tính được diện tích của hình thang cong đó.
Hoặc giải thích bằng toán học như sau: Cho một hàm $f$ của một biến thực $x$ và một miền giá trị thực $[ab] $. Như vậy một tích phân xác định từ $a$ đến $b$ của $f(x)$, ký hiệu là:
$$\int_a^b f(x) dx$$
được định nghĩa là diện tích của một vùng trong không gian phẳng $0xy$ được bao bởi đồ thị của hàm $f$, trục hoành, và các đường thẳng $x = a$ và $x = b$.

Ta gọi $a$ là cận dưới của tích phân, $b$ là cận trên của tích phân.

Nhân tiện đây tôi có sưu tầm được một quy luật của cuộc sống hàng ngày đơn giản mà ta có thể áp dụng được. Nó giúp ta đo lường được kết quả và biết được tương lai của ta. Đó là Quy luật Tích phân.
 Tích phân của hàm số $f(x)$ với bước nhảy $dx$ từ vị  trí $a$ đến vị trí $b$.
$$\int_a^b f(x) dx$$
Và ta hãy tưởng tượng cuộc sống của chúng ta là hàm số $f(x)$, mỗi bước thời gian $dx$ hàm đó chạy và tích phân lại ta được một kết quả như mô tả dưới đây:

Trong khoảng từ $a-b$, tùy theo cấu trúc hàm $f(x)$ mà cuộc sống của ta có thể Thăng hoặc Trầm và tổng những khoảnh khắc đó ta có kết quả cuộc đời ta là Dương- Thành công, Âm - Thất bại. Và trong cuộc sống, chúng ta không muốn cuộc sống của chúng ta bị đi xuống, chúng ta muốn cả cuộc đời ta cộng dồn lại phải là khối tài sản lớn. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó? Chìa khóa ở đây là hàm số $f(x)$. Công thức mô tả hàm số $f(x)$ của bạn là gì? Tìm ra được công thức mô tả hàm $f(x)$ của bạn, bạn sẽ biết được cả cuộc đời của mình và muốn thay đổi cuộc đời thì phải thay đổi chính cái $f(x)$ đó. Bởi, hiểu nôm na, người giàu được mô tả bởi công thức $f(x)$ riêng và người nghèo được mô tả bởi công thức $f(x)$ riêng (sự khác biệt trong suy nghĩ, thói quen, tính cách). Vấn đề của ta là khi thay đổi đó là xác định được $f(x)$ hiện tại của mình, biết được mô thức $f(x)$ của người thành công mà ta hướng đến sau đó quyết tâm tạo ra sự thay đổi. Khi đó mọi thứ trong cuộc sống sẽ thay đổi theo.

St

ĐẠO HÀM LÀ GÌ?



Xét từ nghĩa Hán Việt của Đạo hàm:
Đạo nghĩa là đường đi, hướng đi
Hàm nghĩa là hàm số
Đạo hàm, hiểu nôm na là hướng đi của hàm số.
Xét từ định nghĩa toán học của đạo hàm:
Tại một điểm $x$, hàm số có giá trị là $f(x)$. Xét một điểm gần đó $x+a$, hàm có giá trị $f(x+a)$. Ta thấy $x$ thay đổi một lượng là $a$, hàm thay đổi giá trị $d=f(x+a)-f(x)$. Giới hạn của thương số $d/a$ khi $a$ tiến đến 0 chính là đạo hàm. Ta thấy thế này, nếu đạo hàm, tức thương số $d/a$ càng lớn thì chứng tỏ với một thay đổi nhỏ của $x$ thì $f(x)$ càng thay đổi nhiều, nghĩa là đạo hàm mang ý nghĩa về tốc độ biến đổi của hàm.


Khái niệm dể hiểu nhất cho đạo hàm

Bản chất của đạo hàm $f'(x)$ là tốc độ gia tăng của hàm $f(x)$ theo sự tăng dần của biến số x ở ngay gần sát tại điểm $x$ đang xét:






  • Nếu giá trị của đạo hàm tại $x$ là $> 0$, chứng tỏ rằng tại đó hàm số tăng theo $x$
  • Nếu giá trị của đạo hàm tại $x$ là $< 0$, chứng tỏ rằng tại đó hàm số giảm theo $x$
  • Nếu giá trị của đạo hàm tại $x$ là $= 0$, chứng tỏ rằng tại đó hàm số không tăng cũng không giảm

  • Ví dụ: hàm số $f(x) = 3x$ có đạo hàm là $f'(x) = 3$ tại mọi $x$, nghĩa là tốc độ tăng của $f(x)$ là 3 lần tốc độ tăng của $x$ tại mọi điểm, cứ $x$ tăng từ 3 lên 5 (tăng 2 điểm), thì $f(x)$ tăng từ 9 lên 15 (tăng 6 điểm).

    Khi đạo hàm bằng 0 thì hàm số tại đó không tăng cũng không giảm khi x tăng. Khi đó chúng ta chưa thể nói chắc là cực đại, mà điểm đó có thể là cực tiểu, hoặc chỉ là điểm uốn. Cần phải biết dấu của đạo hàm cấp hai mới xác định được đó là cực đại, cực tiểu hay điểm uốn.
  • Nếu $f’ = 0 $ và $f” > 0$ tại $x$: tại điểm $x$, hàm số không tăng hay giảm theo $x$ nữa, nhưng đang thay đổi xu hướng từ trạng thái giảm dần thành trạng thái tăng dần, $x$ là điểm cực tiểu.
  • Nếu $f' = 0$ và $f'' < 0$ tại $x$: tại điểm $x$, hàm số không tăng hay giảm theo $x$ nữa, nhưng đang thay đổi xu hướng từ trạng thái tăng dần thành trạng thái giảm dần, $x$ là điểm cực đại.
  • Nếu $f' = 0$ và $f'' = 0$ tại $x$: tại điểm $x$, hàm số không tăng hay giảm theo $x$ nữa, mà cũng không thay đổi xu hướng, hàm số chỉ dừng lại không tăng/giảm tại $x$ một tí rồi nó lại tiếp tục xu hướng trước đây của nó.
  • Ý nghĩa hình học của khái niệm đạo hàm là ở chỗ nó biểu diễn tốc độ biến thiên của hàm số thông qua hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị biểu diễn hàm số. Về vật lý, đạo hàm biểu diễn vận tốc tức thời của một chất điểm chuyển động với vận tốc không cố định.
  • Trong lĩnh vực kinh tế, nếu bạn là nhà kinh tế và muốn biết tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm đưa ra những quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn. Nếu bạn là nhà hoạch định chiến lược và muốn có những thông tin liên quan đến tốc độ gia tăng dân số ở từng vùng miền. Đạo hàm sẽ là thứ chúng ta cần, rất đơn giản đầu tiên bạn cần có hàm số mô tả đại lượng đang được quan tâm và sau đó chỉ cần tính đạo hàm của nó. Còn tính đạo hàm như thế nào thì sách giáo khoa đã chỉ dẫn rõ ràng và chi tiết.
  • Phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - Phần 3

    Ngoài các cách giải phương trình bình thường ta có thể dùng máy tính cầm tay để giải phương trình
    Sau đây thầy Nguyễn Đức Lợi xin giới thiệu phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - phần 3


    Phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - Phần 2

    Ngoài các cách giải phương trình bình thường ta có thể dùng máy tính cầm tay để giải phương trình
    Sau đây thầy Nguyễn Đức Lợi xin giới thiệu phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - Phần 2



    Phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - Phần 1

    Ngoài các cách giải phương trình bình thường ta có thể dùng máy tính cầm tay để giải phương trình
    Sau đây thầy Nguyễn Đức Lợi xin giới thiệu phương pháp CAL100 để giải hệ phương trình - Phần 1

    Đáp án đề thi THPT Quốc Gia 2016 - Môn Toán

    Đề thi



    Đáp án






    Phương trình lượng giác

    Bài:" Phương trình lượng giác" do thầy Nguyễn Đức Lợi thực hiện










    Phần 1



    Phần 2




    Phần 3