Hiển thị các bài đăng có nhãn KỸ NĂNG TỔNG HỢP. Hiển thị tất cả bài đăng

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN THU PHỤC LÒNG NGƯỜI

Nói chuyện là cách thức để ta tiếp cận với mọi người. Nhưng nói làm sao để có thể thu phục lòng người thì là một nghệ thuật mà bạn luôn luôn phải để ý và rèn luyện

Nghệ thuật nói chuyện thu phục lòng người
Nghệ thuật nói chuyện thu phục lòng người
Trước hết chúng ta hãy học từ những đúc rút bằng kinh nghiệm của cha ông ta để lại

1. Việc gấp, từ từ nói.

hi bạn gặp phải một chuyện gấp gáp, hãy bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó từ từ nói rõ ngọn ngành, cách nói này sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định, từ đó tăng thêm tín tâm đối với bạn.

2. Việc nhỏ, nói hài hước.

Đặc biệt là một vài lời nhắc nhở có thiện ý, bạn nên dùng những câu nói đùa hài hước, nó sẽ khiến người nghe không cảm thấy cứng nhắc, không những vui vẻ chấp nhận lời nhắc nhở mà còn tăng thêm thiện chí.

3. Việc chưa hiểu rõ, cẩn thận mà nói.

Đối với những việc chưa nắm rõ, nếu không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, nhưng khi đã quyết định nói thì bạn diễn đạt cẩn thận, cân nhắc từng lời, những lời này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.

4. Việc chưa xảy ra, không nên nói linh tinh.

Con người ghét nhất lối ăn nói hàm hồ, nếu là người không bao giờ nói năng tùy tiện, biết cân nhắc thiệt hơn, phải trái trước khi nói, bạn sẽ khiến mọi người cảm thấy mình là người trưởng thành, có tu dưỡng, chăm chỉ, và có trách nhiệm.

5. Việc chưa làm, đừng nói lung tung.

Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, thế nên bạn không nên hứa làm điều gì mà chưa chắc bản thân có thể làm được. Điều này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người “nói là tin, làm là được”, và sẽ đặt hết niềm tin vào bạn.

6. Việc tổn thương người khác, đừng nói.

Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác, đặc biệt là người thân. Như vậy mọi người sẽ cảm thấy bạn là người lương thiện, theo đó tình cảm gia đình ngày thêm gắn bó.

7. Với những việc đau lòng, không nên gặp ai cũng nói.

Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, họ sẽ muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai cũng nói, thi vô tình điều này sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực lớn, rất dễ sinh tâm nghi ngờ và xa lánh. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng muốn trút bỏ đau khổ lên người khác.

8. Việc của người khác, nên cẩn thận khi nói.

Giữa người với người cần phải có khoảng cách an toàn, không nên bình luận hay nói ra những chuyện của người khác, điều này sẽ mang lại cảm giác an toàn cho những người mà bạn giao tiếp.

9. Người khác nói về mình, hãy lắng nghe.

Bạn nên lắng nghe quan điểm hoặc cảm nhận của người khác đối với mình, theo đó họ sẽ thấy ấn tượng về bạn, đồng thời việc này cũng biểu hiện rằng bạn là một con người thấu tình đạt lý.

10. Chuyện của con cái, cần nói rõ ràng.

Đặc biệt là khi con bạn còn ở độ tuổi thanh thiếu niên, chúng rất dễ bị kích động, bạn hãy dùng thái độ vừa ôn hòa vừa kiên định để nói rõ mọi chuyện với chúng, điều đó có thể giúp bạn gây thiện cảm với các con, qua đó chúng sẽ coi cha mẹ như một người bạn.
Nguồn tin: Trang Vietnamnet

NÊN SỬ DỤNG THỜI GIAN NHƯ THẾ NÀO?


Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng nói: "Hỡi thanh niên, hãy bán cho tôi một năm tuổi trẻ, tôi sẽ trả cho bạn một tỉ đô Singapore". Bạn đang có tuổi trẻ nhưng bạn có đang sử dụng thời gian hợp lý không?
Nên sử dụng thời gian như thế nào?
Nên sử dụng thời gian như thế nào?
Bất cứ ai đã qua thời tuổi trẻ đều thấy rằng đó là khoảng thời gian đẹp nhất của cuộc đời. Nhưng trong đó cũng có người ngậm ngùi hối tiếc vì đã chẳng làm gì có ích cho bản thân và để thời gian trôi đi vô ích.
Bạn đang có tuổi trẻ. Bạn có đang để thời gian chết? Vậy làm thế nào sắp xếp thời gian hợp lý để có thể làm những điều có ích như tìm việc làm thêm, tham gia các hoạt động xã hội, đi học Tiếng Anh,...
Các bạn tham khảo một số kinh nghiệm sau

Biết đặt mục tiêu

Sống không có mục tiêu cũng giống như bạn ngồi trên xe bus mà không biết sẽ xuống ở trạm nào. Hãy bắt đầu bằng việc đặt những mục tiêu ngắn hạn như trong 1 ngày, trong 1 tuần, 1 tháng, 1 kỳ học phải làm được những gì, hoàn thành những việc nào. Khi đã có những gạch đầu dòng rõ ràng về các mục tiêu của bản thân, bạn sẽ biết mình phải dành thời gian để làm gì. Việc làm này cũng giúp bạn vạch ra con đường đi cho chính mình mà không phải mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ, lựa chọn và quyết định.

Đưa ra danh sách việc cần làm

Cách tốt nhất để hoàn thành các mục tiêu và sử dụng quỹ thời gian của một ngày hiệu quả nhất là hãy đưa ra danh sách những việc cần làm. Hãy tạo thói quen vào buổi sáng giành 5 - 10 phút để viết ra giấy những việc phải hoàn thành và thống kê lại kết quả vào cuối ngày. Tất nhiên, thực tế những gì diễn ra mỗi ngày không phải lúc nào cũng giống như những gì chúng ta đã "lập trình", sẽ có những việc phát sinh mới mà không thể lường trước, nhưng bạn hãy luôn cố gắng để thực hiện được việc quan trọng đã đề ra trong ngày.

Biết ưu tiên công việc

Bạn đã đọc câu chuyện "Chiếc bình đá, sỏi, cát và nước" chưa? Câu chuyện này đặt ra một "đề bài" là làm thế nào để xếp đá, sỏi, cát và nước vào trong cùng một chiếc bình nhỏ. Đáp án là bạn phải xếp những viên đá to vào trước, sau đó sỏi (sỏi nhỏ hơn đá nên sẽ lọt vào những khe trống trong bình do đá tạo ra); tiếp theo là cát (cát là những hạt rất nhỏ nên sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa đá, sỏi); cuối cùng là đổ nước vào. Chỉ cần biết cách sắp xếp, bạn sẽ tận dụng tất cả không gian trong chiếc bình. Sắp xếp công việc trong một ngày có quá nhiều việc để làm cũng tương tự như vậy. Cần ưu tiên làm những việc quan trọng, cần thiết trước, sau đó là những việc ít cần thiết, ít quan trọng hơn…

Không thỏa hiệp với bản thân

"Việc hôm nay chớ để ngày mai" nhưng hầu như trong chúng ta đều có thói quen tự thỏa hiệp với chính mình với suy nghĩ: "Để làm sau cũng được!". Mỗi buổi sáng bạn thường tự tắt báo thức và ngủ tiếp?; gần tới ngày thi nhưng vẫn cố xem nốt một bộ phim?... Càng nuông chiều, dễ dãi với bản thân bạn sẽ càng lãng phí thời gian vô ích, cuối cùng công việc lại chồng chất và bạn phải giải quyết trong tình trạng "nước đến chân mới nhảy", tất nhiên hiệu quả công việc không bao giờ được như ý muốn.

Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian vô ích.
Nguồn tin: Sưu tầm

GỬI MỘT BỘ PHẬN CÁC BẠN TRẺ!

1. Nói được làm được. Không làm được thì làm ơn im lặng.
2. Khó khăn đầy rẫy ra đấy. Muốn thành công thì học cách vượt qua nó, kiên trì và bớt than thở. Ngoài đường đầy kẻ suốt ngày chỉ biết than thở, làm thì chẳng làm.
3. Bớt sợ. Cái đáng sợ thì không sợ, đi ngoài đường dù chỉ một giây cũng cố mà vượt lên người khác, tự nhủ tai nạn nó không tìm đến với mình đâu. Còn cơ hội đến thì chỉ nhanh hơn một giây để chớp lấy thôi cũng sợ: Muốn có công việc mà không dám nộp CV, muốn có kinh nghiệm thì lại sợ đi làm ảnh hưởng việc học thay vì học cách kiểm soát thời gian thật hiệu quả.
4. Muốn có nhiều thứ nhưng lại sợ mất sức. Thấy người ta năng động, tham gia cái này cái kia, làm ở chỗ này chỗ kia thì ngưỡng mộ, cũng mong ước sẽ được như vậy. Nhưng lại sợ mệt, mất sức, mất thời gian nên thôi.
5. Bớt sĩ diện hão. Ở nhà như công chúa, hoàng tử, được ba mẹ chăm chút từng chút một. Ra đường làm việc không ra hồn bị góp ý là mặt nặng mày nhẹ, nước mắt lưng tròng, ấm ức thấy phát mệt. Muốn thành công, muốn tiến xa thì phải học cách tiếp thu, hãy xem đó là cơ hội để phát triển. Vì thật ra khi bạn không làm được việc thì người ta cũng không quan tâm lắm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Muốn nhắn nhủ: Mạnh mẽ lên!
6. Học cách nói những gì cần nói. Suy nghĩ tất cả những gì bạn nói nhưng đừng nói tất cả những gì bạn suy nghĩ.
7. Đã muốn làm cái gì thì hãy thật quyết liệt với nó. Còn nhắm mình là đứa hay chán nản, hay bỏ dở giữa chừng thì nói ít lại. Đừng có oang oang với mọi người, nói khí thế rồi khi vô làm thì không đâu vào đâu. Còn trẻ mà, nên đừng để người ta gắn cho mình cái mác "hay bỏ con giữa chợ", chẳng ai muốn làm việc hay hợp tác với người như vậy đâu.
-st-

THEO ĐUỔI NGHỀ NGHIỆP TRONG MƠ


Chuyên mục : Hướng nghiệp
Trên con đường theo đuổi ước mơ, có rất nhiều chướng ngại cản trở bạn khiến có lúc bạn sẽ hoài nghi, nản chí. Vậy có cách nào vượt qua cản trở và giữ mình đi đúng hướng ?
Theo đuổi nghề nghiệp trong mơ
Theo đuổi nghề nghiệp trong mơ

1. Bắt đầu một kế hoạch

Mỗi thành công bắt đầu với một kế hoạch. Nếu bạn không có định hướng về những gì mình sẽ làm, thì sao bạn có thể làm việc trôi chảy. Hãy bắt đầu lập kế hoạch từng bước một. Đừng ngại nuôi con từng bước một. Đừng ngại đi chệch hướng kế hoạch một chút. Bạn không thể mong đợi tất cả mọi thứ để đi theo kế hoạch!

2. Bắt đầu sớm

Đừng để tuổi tác của bạn hoặc trình độ học vấn giữ chân bạn. Hãy bắt đầu sớm để khi bạn đang còn trẻ, bạn sẽ có trí tuệ và sức lực tốt hơn. Khi lớn tuổi hơn, bạn sẽ vất vả hơn vì nhiều gánh nặng và áp lực từ xã hội. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu làm những gì bạn yêu thích!

3. Không nghe "bàn lùi"

Bạn hoang mang vì hầu hết mọi người đang bàn lùi khi biết được giấc mơ của bạn. Khi bạn đang nói về những gì bạn muốn, đặc biệt là nếu mục tiêu đó có vẻ xa vời, một số người có lẽ sẽ ghét và cười nhạo. Đừng nghe và không để cho họ làm mất tinh thần của bạn.

4. Hãy can đảm

Nếu bạn hiện đang làm một nghề nghiệp nào mà bạn không yêu thích, hãy can đảm để dừng lại. Tất nhiên, bạn vẫn phải tiếp tục nếu công việc đó đang hỗ trợ tài chính cho bạn vì tài chính cũng là một phần lớn để vươn tới giấc mơ của bạn. Hãy can đảm từ bỏ những điều bạn không thích để theo đuổi nghề nghiệp trong mơ của bạn.

5. Đừng lùi bước

Đừng lùi bước. Nếu bạn bị đánh giá thấp hoặc từ chối, đừng lùi bước, nhụt trí và và chấp nhận số phận của mình. Hãy tự hỏi về nguyên nhân, về những gì bạn có thể thay đổi và tìm cơ hội tiếp theo. Bạn sẽ ngạc nhiên khi mọi người sẽ bị ấn tượng bởi những sáng kiến của bạn.

6. Tự học

Tìm hiểu về giấc mơ của bạn là một trong những phần quan trọng nhất của sự thành công. Bạn không nhất thiết cần phải có nhiều bằng cấp, nhưng bạn nên đọc về những người đã thành công ở những lĩnh vực bạn muốn theo đuổi. Bạn cũng có thể học hỏi từ những người đã trải qua những gì bạn đang trải qua và thành công. Hãy tập tành từ những bước đầu tiên có thể bạn sẽ vấp ngã nhưng chắc chắn đây sẽ là nền tảng vững chắc cho bạn sau này.

7. Không hối tiếc

Nếu bạn đang thực sự muốn theo đuổi nghề nghiệp trong mơ của bạn, bạn sẽ không phải sống với những hối tiếc. Nếu bạn đang hối tiếc, bạn đã không cố gắng để theo đuổi giấc mơ đó. Làm việc mà hối tiếc là một trong những phần quan trọng nhất của việc theo đuổi một nghề nghiệp trong mơ!
Nguồn tin: Trang học đường

THƯ GỬI HỌC TRÒ

Các em học sinh lớp 12 thân mến!
Vậy là một năm học nữa lại sắp trôi qua, kì thi Đại học đã tới gần. Vẫn biết rằng năm nào cũng thế vậy mà sao lòng vẫn hồi hộp lo âu. Cách đây mấy năm về trước, tâm trạng của thầy cũng như các em bây giờ. Lo lắm chứ! Kì thi đại học là kết quả của 12 năm ăn học, là bước ngoặt đầu đời, là tương lai, là số phận, là danh dự của bản thân, gia đình và thầy cô…trách nhiệm của các em lớn lắm đấy!
Và để động viên các em thầy có bài thơ nhỏ xin gửi tặng các em. Mong các em hãy cố gắng hết mình. Chúc các em đạt kết quả cao trong kì thi Đại học sắp tới.
THƯ GỬI HỌC TRÒ
Con đường em đi thầy cũng trải qua rồi
Nó vẫn vậy như thời thầy khi trước
Mỗi ngày trôi qua là mỗi lần chân bước
Giấc ngủ muộn màng đè nặng những nghĩ suy
Hãy gắng lên trên mỗi bước em đi
Và nghĩ đến những gì đợi phía trước
Nỗi ám ảnh về hai từ Mất – Được
Thôi ráng lên em ngày thi sắp đến rồi
(Bến đợi cuộc đời là sau cổng đại học em ơi!)
Em đâu cô đơn trước bước ngoặt cuộc đời
Phía sau em còn bao niềm hi vọng
Trong đêm khuya đâu mình em thao thức
Bao nỗi suy tư trong tiếng mẹ trở mình
Chiến thắng nào chẳng có những hi sinh
Thành công nào lại không cần gắng sức
Hạnh phúc chỉ nảy mầm khi ta nỗ lực
Để hoài bão cuộc đời sáng rực ngày mai
**   **    **
Đêm đã khuya giáo án vẫn còn dài
Phút suy tư thầy nhớ lại những năm về trước
Rồi nghĩ đến con đường em đang bước
Nên có chút dặn dò thầy gửi lại cho em.
Sưu tầm
(Nhờ bài thơ của một thầy giáo nói hộ nỗi lòng của thầy Lợi)

Tuổi trẻ nhiều lựa chọn nên chênh vênh hơn'

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, người trẻ hiện nay có nhiều lựa chọn, khác với thế hệ của ông ngày xưa. Nhưng cũng vì thế mà họ chênh vênh hơn, cần sự can đảm và tự chịu trách nhiệm.

 nhận mình không còn trẻ khi đã ở tuổi 43 “bắt đầu già”, cũng không thể làm Toán liên tục trong thời gian dài vì mệt mỏi, GS Ngô Bảo Châu thử nghiệm nhiều công việc mới như viết văn, dịch thơ, thưởng thức âm nhạc, hội họa. Tuy nhiên, trong chia sẻ của người “coi mình bắt đầu già”, GS Châu luôn trăn trở và suy nghĩ về những vấn đề của thế hệ trẻ, đó là đam mê và “chảy máu chất xám”.
'Tuổi trẻ nhiều lựa chọn nên chênh vênh hơn'
GS Ngô Bảo Châu. Ảnh: Mạnh Thắng.

"Toán học mang lại cho tôi cuộc đời"

- Trong một lần nói chuyện với giới trẻ, Giáo sư nói mình trưởng thành vì lòng tự ái. Đó là khi ông thi trượt lớp chuyên Toán và sau đó không muốn gặp lại giáo viên của mình. Đây có phải kỷ niệm đáng nhớ nhất đưa ông đến với Toán học hay còn những câu chuyện thú vị nào khác?
- Câu chuyện xảy ra là một kỷ niệm đáng nhớ, tự ái chỉ là một phần, phần còn lại tôi thích thử thách chính mình. Giai đoạn học THCS rất quan trọng trong việc hướng nghiệp, nhưng đúng vào lúc bắt đầu thích Toán, tôi lại thi trượt. Bấy giờ, tôi lao vào giải Toán, bài càng khó tôi càng thích. Học Toán, nếu không thích và không gặp được những bài khó, thì không thể phát triển.
Với cá nhân tôi, còn có thời điểm quan trọng khác, một trong số đó là lúc tôi buộc phải “làm” thạc sĩ. Thời gian trước đó, khi lên đại học, có những lúc tôi chán Toán, do chuyển từ Toán luyện thi hóc búa sang Toán cao cấp trừu tượng. Có thời điểm, tôi chuyển sang thực tập Tin học 3 tháng nhưng rồi lại quay về với Toán học.
Cuộc đời có nhiều sự may mắn khác nhau. Tôi may mắn khi gặp người thầy Pháp. Mỗi tuần tôi đến gặp thầy, hai thầy trò cùng đọc và chỉ học trong một trang sách. Trải qua một học kỳ, tôi đã thực sự tìm lại được đam mê của mình. Tôi rất biết ơn thầy.
d
GS Ngô Bảo Châu trong buổi giao lưu với sinh viên Đại học Vinh, Nghệ An. Ảnh: Mạnh Thắng.
- Toán đã mang cho ông điều gì lớn nhất?
- Cuộc sống của mỗi người đều có một tình yêu lớn. Đối với tôi, Toán học mang lại một cuộc đời có cả niềm vui, đau khổ, thử thách và nỗ lực vượt khó khăn. Toán học mang đến cuộc sống vật chất, sự nghiệp. Toán khiến tôi được ghi nhận và tin vào chính mình.
- Giỏi Toán, Giáo sư có rất nhiều lựa chọn trong công việc, tại sao ông lại chọn trở thành thầy giáo?
- Tôi là nhà khoa học, là người làm Toán, nhưng công việc không thể thiếu đối với tôi là giảng dạy. Tôi dạy Toán vì biết ơn những người thầy có sức ảnh hưởng lớn, đã cho tôi sự tiến bộ, đam mê. Những người thầy đã chỉ cho tôi thấy cái hay, cái đẹp của môn học mình yêu thích. Tôi yêu quý các thầy đến mức, cố gắng học Toán chỉ vì muốn mình đẹp hơn trong mắt thầy.
Nhưng điều tôi trăn trở là vị trí của người thầy trong xã hội Việt Nam hiện nay. Cải cách giáo dục cần quan tâm đến vai trò của người dạy. Bất cứ đất nước nào có nền giáo dục văn minh, tiến bộ, người thầy phải được, tôn trọng và được đảm bảo cuộc sống vật chất.
Có những thời điểm chúng tôi không nhớ sách giáo khoa viết như thế nào nhưng lại nhớ rất rõ kiến thức và hình ảnh thầy dạy mình ra sao! Câu chuyện này đặt dấu hỏi cho những người làm chính sách.

Chất xám chạy về nơi nó muốn ở

- Vừa qua, vấn đề du học sinh, trong đó có những học sinh xuất sắc của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, không chọn về nước mà làm việc ở nước ngoài, gây nhiều tranh luận. Quan điểm của ông như thế nào và làm sao để giữ chân người giỏi?
"Theo tôi, câu hỏi về chảy máu chất xám rất lạ. Vì chất xám sẽ chạy về nơi chất xám muốn ở, nơi chất xám hữu dụng, trong trường hợp nào đó, họ về Việt Nam lại không làm được gì. Điều quan trọng là nhà khoa học phải làm khoa học".
- Tôi thấy câu chuyện này người ta nói đi nói lại nhiều lần, trong khi câu trả lời đã rõ. Nếu tiếp tục tranh luận sẽ không mang lại kết quả gì. Theo tôi, chuyện “đi hay ở” không thể nào có câu trả lời dùng làm nguyên tắc chung để áp dụng cho tất cả mọi người. Bởi ai cũng có cuộc sống riêng, bị chi phối bởi nhiều yếu tố rất khác nhau. Với tất cả những yếu tố này, tôi tin không cần đặt riêng một yếu tố nào lên trên để phân loại đạo đức. Quan niệm này xưa quá rồi.
Mỗi người đều có câu hỏi và sự lựa chọn của riêng mình về chuyện về nước hay ở lại. Không thể dùng chuyện của một người để quy nạp cho tất cả mọi người.
- Giáo sư từng làm việc ở các trường đại học nổi tiếng ở Pháp và Mỹ, họ giải quyết vấn đề “chảy máu chất xám” như thế nào? 
- Thực sự chuyện “chảy máu chất  xám” của các nước lại tạo sức mạnh cho các trường đại học Mỹ. Họ có rất nhiều giáo sư và các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
- Nữ Giáo sư toán thứ hai của Việt Nam – bà Lê Thị Thanh Nhàn - từng nói, lương của đồng nghiệp của bà ở Viện Toán học chỉ 3-4 triệu đồng/tháng. Lương các Giáo sư như thầy của bà cũng chỉ 8-9 triệu đồng/tháng. Đây có phải nguyên nhân chính khiến nhân tài “đi đi, đừng về”?
- Những quốc gia như Việt Nam hay Pháp, lương giáo sư không cao vì phải theo bậc lương do nhà nước quy định. Ở Mỹ, các giáo sư có mức sống cao và dễ dàng hơn nhiều so với châu Âu  vì có môi trường cạnh tranh. Tôi so sánh như việc trao đổi cầu thủ, mặc dù so sánh này nghe hơi buồn cười. Tôi có quan điểm, việc cạnh tranh nhân tài luôn có điểm dở, vì bản chất cạnh tranh có thể dẫn đến những tình huống nực cười. Nhưng về cơ bản không có gì xấu.
Theo tôi, câu hỏi về chảy máu chất xám rất lạ. Vì chất xám sẽ chạy về nơi chất xám muốn ở, nơi chất xám hữu dụng, trong trường hợp nào đó, họ về Việt Nam lại không làm được gì. Điều quan trọng là nhà khoa học phải làm khoa học.


Giới trẻ không nên thần tượng đặc biệt ai

- Là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, trong đó có dự án Vườn ươm tài năng, ông có thể chia sẻ thêm về những dự định về dự án này trong năm mới?
- Vườn ươm tài năng được thực hiện gần một năm, tôi sẽ tiếp tục làm những gì đã làm tốt trong năm qua và bổ sung trong năm mới. Con người và tài chính đều có hạn nhưng tôi, gia đình và bạn bè sẽ làm những việc thật hữu ích cho thể hệ trẻ. Ví dụ, chúng tôi tổ chức giải cờ, phối hợp các cuộc thi mô hình, kết hợp với các thầy chuyên Toán – Tin A0 (Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) để đi Phú Yên giảng dạy…
'Tuổi trẻ nhiều lựa chọn nên chênh vênh hơn'
GS Ngô Bảo Châu khuyên các bạn trẻ tự tin lựa chọn con đường đi của mình và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Ảnh: Mạnh Thắng.
Việt Nam có nhiều người giỏi, có khả năng đặc biệt về Toán học, có thể theo đuổi sâu về Toán và các ngành khoa học tự nhiên. Nhưng thực tế cuộc sống khiến nhiều bạn trẻ đã từ bỏ đam mê? Giáo sư nghĩ gì về điều này?
- Tôi không phải nhà toán học Việt Nam duy nhất thành danh trên thế giới. Nhiều đồng nghiệp của tôi đang có sự nghiệp rất tốt tại các trường đại học lớn, có những đồng nghiệp trẻ hơn tôi nhưng đã có sự nghiệp rạng rỡ.
Trên thực tế, nhiều học sinh có khả năng trong lĩnh vực Toán học nhưng lại chọn ngành khác. Đó là điều không may mắn. Nhưng điều chúng ta nên làm nhất để các bạn yêu khoa học được thực hiện giấc mơ của mình. Những gì mà tôi và các đồng nghiệp đang làm như sáng lập viện nghiên cứu mới, tổ chức các khoá học bồi dưỡng kiến thức cho học sinh, tìm kiếm và cấp học bổng để học sinh yêu Toán có nhiều cơ hội hơn, tham gia trao đổi tại nước ngoài... cũng là để giải quyết thực trạng đáng buồn này.
- Vẫn là câu chuyện đam mê, cơ hội nào cho các bạn trẻ muốn gặp Giáo sư ở Đại học Chicago, Mỹ?
- Về việc lấy học bổng du học nước ngoài, tôi lưu ý thư giới thiệu của thầy cô trực tiếp dạy học trò rất quan trọng. Người thầy không chỉ có vai trò lên lớp, mà còn phải dẫn đường cho học sinh đi tiếp. Tôi mong giáo viên ở trường chịu khó làm công việc này. Các thầy cô không nên nghĩ theo cách mình là giáo viên Việt Nam làm sao trường học ở Mỹ biết và tin tưởng. Bởi một trang thư được viết cẩn trọng, chân thật và đúng với cá nhân học sinh về những ưu điểm, khuyết điểm, sẽ tạo thêm cơ hội cho các em.
Tuổi trẻ ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn thế hệ của tôi và bố mẹ tôi, chính vì thế họ cũng chênh vênh hơn. Vì có nhiều con đường nên việc lựa chọn cũng cam go hơn, cần ở các bạn sự can đảm và tinh thần tự chịu trách nhiệm với chính mình.
Trong 4 tháng qua, tôi đã viết 40 thư khác nhau để giới thiệu cho học trò, từ sinh viên đến nghiên cứu sinh, trợ giảng, giáo sư. Có những bức thư mất rất nhiều thời gian nhưng đó là trách nhiệm nghề nghiệp.
Đại học Chicago là trường tư thục, học phí rất đắt, không dưới  50.000 USD/năm. Quá trình chọn lọc của trường rất khắt khe nhưng khó nhất là… không biết họ lựa chọn theo tiêu chí nào. Mỗi năm, nhà trường tiêu tốn khá nhiều tiền cho một nhóm 20-30 người đọc hồ sơ, bài luận, thư giới thiệu của thầy cô… để chọn lọc.
Ở khoa Toán, Đại học Chicago của tôi, hiện có 5-6 nghiên cứu sinh là người Việt Nam. Việc học ở Mỹ không quá khó khăn như  “Cá chép vượt Vũ Môn”, nhưng cần có sự đầu tư của gia đình, học hành nghiêm túc, hướng dẫn của thầy cô. Bên cạnh đó, tiếng Anh rất quan trọng.
- Giới trẻ bây giờ có nhiều thần tượng. Thần tượng của Giáo sư lúc trẻ là ai và người đó ảnh hưởng đến ông thế nào?
- Cá nhân tôi nghĩ không nên thần tượng đặc biệt một ai. Thần tượng là cái tốt, cái đẹp, sự tinh khiết của tinh thần con người. Khi thần tượng một cá nhân, chúng ta sẽ biến cá nhân đó thành một hình tượng khác. Mà con người ai cũng có cái tốt, cái xấu. Vì vậy, thần tượng đôi khi có thể trở thành chuyện không hay.
'Tuổi trẻ nhiều lựa chọn nên chênh vênh hơn'
Ảnh: Phượng Nguyễn.
- Một năm bắt đầu từ mùa xuân, cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Giáo sư có lời khuyên gì cho các bạn trẻ vào thời điểm đầu năm mới 2016?
- Tuổi trẻ ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn thế hệ của tôi và bố mẹ tôi, chính vì thế họ cũng chênh vênh hơn. Thời xưa, hầu hết đều không có quyền lựa chọn, đó cũng là cái dở. Vì có nhiều con đường nên việc lựa chọn cũng cam go hơn, cần ở các bạn sự can đảm và tinh thần tự chịu trách nhiệm với chính mình.
Luôn dạy con là người Việt Nam
Đối với tôi và những người làm việc tại nước ngoài, không còn cảm nhận rõ được hồn của Tết cổ truyền như ngày còn ở Việt Nam. Bởi ngày đó ở nước sở tại, mọi người đều phải đi làm. Nhưng gia đình tôi cố gắng duy trì Tết cổ truyền.
Với cá nhân tôi không phải để thương nhớ, tôi không thích sự hoài cảm như vậy. Nhưng việc đoàn tụ gia đình, gặp gỡ bạn bè rất quan trọng, nhất là với con cái chúng tôi, để các con biết Tết cổ truyền ở Việt Nam như thế nào; để các con hiểu, dù sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng mình vẫn là người Việt Nam.
Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, cả nhà tôi thường thắp nén hương tưởng nhớ những người thân đã mất. Việc này là sợi dây gắn bó giữa tôi và con cái, giữa con cái và gia đình và đất nước Việt Nam.

8 KIỂU NGƯỜI SẼ BỊ XÃ HỘI ĐÀO THẢI NẾU KHÔNG CHỊU THAY ĐỔI


1. Người không học hỏi thêm ngoài thời gian làm việc
Khác biệt trong công việc giữa người với người là cách sử dụng thời gian ngoài thời gian làm việc. Người luôn có thời gian rảnh rất khó thành công, người lúc nào cũng bận rộn mới rất có thể sẽ thành công. Khoảng thời gian ngoài 8 tiếng làm việc quyết định hiện tại và tương lai của bạn.
Có học tập thì mới có quyền lựa chọn, không có tri thức thì không có thưởng thức. Vì vậy muốn có thưởng thức thì bạn phải bước vào phòng học. Không phải xã hội phát triển quá nhanh, mà là tư duy của chúng ta quá chậm. Tại sao chúng ta tư duy chậm? Là do chúng ta không chịu học thêm.
Hai đau thương lớn của đời người là: Thành vợ chồng rồi thì không yêu nữa, tốt nghiệp xong thì không học nữa. Cự tuyệt học tập chính là cự tuyệt phát triển, phụ huynh không học tập sẽ bị con cái bỏ xa làm khoảng cách giữa hai thế hệ ngày càng lớn.
Người học tập giống như một cây cao lớn, tự nhiên sẽ có những bụi cây cao mọc xung quanh. Một người không học sẽ tách rời với xã hội, không theo kịp tiến độ của thời đại, như người sống ở thế kỷ 21 nhưng tư tưởng lại ở thế kỷ 20.
Vậy rốt cuộc là phải học cái gì? Từ công thức thành công tìm ra điểm yếu của mình rồi khắc phục nó:
Thành công = 40% quan niệm tư tưởng + 40% quan hệ xã hội + 20% năng lực chuyên môn.
Bạn cần có hai mảnh đất, một mảnh để ban ngày no bụng, một mảnh để buổi tối trồng trọt cho tương lai.
2. Người không chịu tiếp thu cái mới
Một ý tưởng mới, một phát minh mới nào đó đều có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Thế nhưng, nếu một cái mới vừa ra đời lại bị hoài nghi cự tuyệt thì không thể đưa đến xu thế phát triển.
Vây nên xu thế không thể dùng con mắt để nhìn mà phải dùng nhãn quan để phán đoán. Ai nắm bắt được xu thế sẽ nắm bắt được tương lai, không nên lấy suy luận làm kết luận, chỉ sử dụng những cái mình biết để phán đoán tương lai. Người mắt điếc tai ngơ trước cái mới nhất định sẽ bị xã hội đào thải.
3. Người chỉ dựa vào mình đơn đả độc đấu
Thế kỷ 21 là thời đại anh hùng thoái vị tập thể lên ngôi, nơi nào xây dựng được tập thể tốt thì nơi đó sẽ chiếm được thì trường.
Bạn nên biết 1+1=2 là toán học, còn 1+1=11 là kinh tế học. Bạn dễ dàng bẻ gãy 1 chiếc đũa nhưng 10 đôi đũa bó lại thì bạn không thể bẻ gãy.
4. Người có tâm lý yếu ớt dễ bị tổn thương
Phát sinh sự việc to nhỏ không quan trọng, cách nghĩ và cánh nhìn của bạn mới là quan trọng.
Bản thân sự việc không làm tổn thương bạn, mà chính cách nghĩ của bạn khiến bạn tổn thương. Trong cuộc sống luôn có những chuyện không như ý xảy đến với bạn, nếu tâm lý của bạn yếu đuối dễ bị tổn thương, bạn sẽ rất dễ bị xã hội đào thải.
5. Người chỉ có một nghề, không có năng khiếu nào khác
Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng năm 2015 có 50 ngành nghề bị đào thải.
Không có nguy cơ chính là nguy cơ lớn nhất, thỏa mãn với hiện tại là cái bẫy khổng lồ. Khi đắc ý nhất nên tìm đường lui cho mình, đừng đợi đến lúc không được như ý mới tìm đường lui.
6. Người thiển cận toàn so đo tính toán những chuyện trước mắt
So bì tị nạnh những việc nhỏ nhặt trước mắt sẽ đánh mất đi tương lai, so đo món tiền nhỏ sẽ đánh mất món tiền lớn, không có tầm nhìn xa trông rộng sẽ dẫn đến hẹp hòi.
Một loại đầu tư tốt nhất trên thế giới và không có rủi ro chính là đầu tư vào học tập, học tập có thể giúp người ta có tầm nhìn xa, học mới thấy được xu thế của tương lai.
7. Người có khả năng thương lượng kém
Cổ nhân nói chuyện nhỏ không nhẫn, hay nổi cáu, không thể mưu sự chuyện lớn. Chỉ số thông minh cao có thể tìm được một công việc tốt, người biết thương lượng trong hoàn cảnh khó khăn là người có thể đạt tới đỉnh cao. Trên thế giới, người gặp phải khó khăn liền trốn tránh trách nhiệm chiếm đến 80%, người gặp phải chuyện khó khăn có thể giải quyết một cách dễ dàng chiếm 15% là những người thành công, 5% còn lại dù có đốt đèn lồng đi tìm cũng khó thấy chính là những con người sẽ trở thành những nhân vật đỉnh cao.
Các nhà tâm lý học đã tổng hợp ra 4 trường hợp sau:
Người có năng lực nhưng nóng tính —> có tài nhưng không gặp thời;
Người có năng lực mà không nóng tính —> sự nghiệp phát triển thuận lợi;
Người không có năng lực mà lại nóng tính —> không làm nổi chuyện gì;
Người không có năng lực cũng không nóng tính —> được người khác giúp đỡ.
8. Người quan niệm lạc hậu, tri thức cổ hủ
Thực phẩm hết hạn sử dụng không thể ăn, quan niệm quá hạn không thể sử dụng.
Trong thế kỷ 21 này, thành công không phải là bạn vượt qua bao nhiêu người mà là bạn giúp đỡ bao nhiêu người, kẻ địch lớn nhất không phải là người khác mà là chính mình, thành công là biết phát huy được ưu điểm, thất bại lại tổng hợp của khuyết điểm.
Không nên cậy mình là người “cao lớn”, làm ra vẻ người lớn cho rằng thế này là đúng thế kia là sai, hãy học cách đặt mình vào vị trí của người khác thì thế giới này mới thuộc về bạn. Hiện nay đang trong tình cảnh cạnh tranh vô cùng kịch liệt, hãy tận dụng thời gian không ngừng học tập bồi dưỡng khả năng quan sát bạn sẽ nắm vững được tương lai.
- ST -