Hiển thị các bài đăng có nhãn TOÁN HỌC 11. Hiển thị tất cả bài đăng
Home
»
Bài viết cho "
TOÁN HỌC 11
"
GIỚI HẠN CỦA HÀM SỐ
Đây là hình ảnh chụp từ Sách Đại số & Giải tích 11 (chương trình chuẩn) minh họa cho khái niệm giới hạn của hàm số. Không biết các bạn hiểu như thế nào? Mình có sưu tầm được một bình luận cho bức ảnh trên như sau:
" Cô bé cưỡi chổi mang theo số $x$, tới điểm $a$. Cậu bé cũng cưỡi chổi mang theo hàm $f(x)$, cậu bé sẽ tiến tới đâu ?(giới hạn của hàm số $f(x) tại điểm $x=a$).
Và bây giờ ta liên tưởng tới những tình huống trong cuộc sống: Nếu $x$ của em là "thích một thứ gì đó" và $f(x)$ của anh là "em thích anh chiều :)". Em thích một cái váy, $f(x)$ của anh là số tiền cần thiết để mua cái váy đó. Sẽ không có vấn đề gì nếu cái váy đó 300K($x$=300) (f(x) là giá trị của hàm số tại điểm $x$). Nhưng khi "cái thứ em thích" chưa biết một giá cụ thể nhưng có thể biết gần đúng thì thôi rồi các chàng trai làm sao mà tính được giá trị của $f(x)$. Và khi đó hiểu biết về giới hạn vô cùng quan trọng.
ỨNG DỤNG CỦA XÁC SUẤT, THỐNG KÊ TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
Khi đứng trên giảng đường, mình vẫn thường nói với sinh viên rằng: "Trong các lĩnh vực của Toán học thì xác suất thống kê có ứng dụng thực tế to lớn trong cuộc sống hàng ngày". Cũng có thể vì lý do đó mà môn học xác suất thống kê được dạy bắt buộc cho tất cả các ngành trong trường đại học. Ngày nay trong thời đại công nghệ thông tin, với số lượng dữ liệu khổng lồ chưa từng có, kiến thức xác suất thống kê càng phát huy được tác dụng của nó.
Trước khi nêu ra ứng dụng của nó, chúng ta cần một số khái niệm về xác suất, thống kê.
I. Xác suất là gì?
Thực hiện một hành động nào đó là ta thực hiện một phép thử , ví dụ như tung một con xúc xắc, mua một vé xổ số, làm một thí nghiệm.... . Một khả năng hay tình huống có thể xảy ra của phép thử được gọi là biến cố. Trong đời sống hàng ngày ta thường gặp phép thử ngẫu nhiên nghĩa là phép thử mà ta không khẳng định được kết quả trước khi nó được thực hiện, ví dụ mua 1 vé xổ số là một phép thử ngẫu nhiên vì trước khi mua ta không thể khẳng định được mà trúng hay không.... Để đặc trưng cho khả năng xảy ra của một biến cố, người ta dùng một con số không âm, biến cố nào có khả năng xuất hiện nhiều hơn được đặc trưng bởi con số lớn hơn và ngược lại. Con số đặc trưng cho khả năng xuất hiện của một biến cố được gọi là xác suất của biến cố.
II. Thống kê là gì?
Thống kê học là hệ thống các phương pháp để thu thập, xử lý và phân tích các con số của hiện tượng để tìm hiểu bản chất và tính qui luật vốn có của chúng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
III. Ứng dụng của xác suất thống kê trong đời sống hàng ngày.
Bài toán: Có nên mua số đề hay không?
Đánh đề hiện nay là một vấn nạn trong xã hội, vậy đánh đề được hay lỗ mà nhiều người lại đam mê như vậy? Chúng ta hãy thử dùng phương pháp của xác suất thống kê để giải thích.
Luật chơi: Bạn đặt một số tiền, nói đơn giản $x$ đồng để mua 1 con số từ 00 đến 99. Mục đích của người chơi là làm sao để con số này trùng với hai con số của xổ số đặc biệt do Nhà nước phát hành trong ngày hôm đó, nếu số của bạn trùng bạn sẽ được gấp 70 lần tiền đầu tư , tức là $70x$. Nếu không trúng bạn mất $x$ đồng đầu tư ban đầu.
Nhiều người quan điểm sai lầm rằng: Nếu bỏ ra số tiền là 100.000 đồng. Nếu trúng thưởng sẽ được 7 triệu đồng tức là lãi được 6.9 triệu. Tuy nhiên nếu thua chỉ bị lỗ 100.000 đồng. Quá lời !!!!. Vậy đâu là sai lầm trong cách nghĩ này. Chúng ta hãy giải bài toán này:
Giải: Vì chỉ có một số trúng trong 100 số nên xác suất trúng là $\dfrac{1}{100}=0,01$.
Trong khi đó xác suất thua là: $1-0,01=0,99.$
Khi đó trung binh người chơi lãi: $$6.900.000 \times 0,01 + (-100.000)\times 0,99= -30.000$$
Như vậy mỗi lần chơi 100.000 đồng, trung bình bạn lỗ khoảng 30.000 đồng.
Như vậy sai lầm của người chơi là không tính đến xác suất trúng có lớn hay không. Vì xác suất rất nhỏ nên đánh hoài không trúng!!!!!
Xác suất thống kê có rất nhiều ứng dụng thực tiễn khác, ví như: Tính số lượng cá trong hồ, tính số chim trong rừng, ứng dụng trong kinh tế, ước lượng tỷ lệ bầu cử, ước lượng chiều cao trung bình, năng suất trung bình... Các bạn muốn biết thêm hãy tìm hiểu trong giáo trình xác suất thống kê ở bậc đại học.
ĐẠO HÀM LÀ GÌ?
Đạo nghĩa là đường đi, hướng đi
Hàm nghĩa là hàm số
Đạo hàm, hiểu nôm na là hướng đi của hàm số.
Xét từ định nghĩa toán học của đạo hàm:
Tại một điểm $x$, hàm số có giá trị là $f(x)$. Xét một điểm gần đó $x+a$, hàm có giá trị $f(x+a)$. Ta thấy $x$ thay đổi một lượng là $a$, hàm thay đổi giá trị $d=f(x+a)-f(x)$. Giới hạn của thương số $d/a$ khi $a$ tiến đến 0 chính là đạo hàm. Ta thấy thế này, nếu đạo hàm, tức thương số $d/a$ càng lớn thì chứng tỏ với một thay đổi nhỏ của $x$ thì $f(x)$ càng thay đổi nhiều, nghĩa là đạo hàm mang ý nghĩa về tốc độ biến đổi của hàm.
Khái niệm dể hiểu nhất cho đạo hàm
Bản chất của đạo hàm $f'(x)$ là tốc độ gia tăng của hàm $f(x)$ theo sự tăng dần của biến số x ở ngay gần sát tại điểm $x$ đang xét:
Ví dụ: hàm số $f(x) = 3x$ có đạo hàm là $f'(x) = 3$ tại mọi $x$, nghĩa là tốc độ tăng của $f(x)$ là 3 lần tốc độ tăng của $x$ tại mọi điểm, cứ $x$ tăng từ 3 lên 5 (tăng 2 điểm), thì $f(x)$ tăng từ 9 lên 15 (tăng 6 điểm).
Khi đạo hàm bằng 0 thì hàm số tại đó không tăng cũng không giảm khi x tăng. Khi đó chúng ta chưa thể nói chắc là cực đại, mà điểm đó có thể là cực tiểu, hoặc chỉ là điểm uốn. Cần phải biết dấu của đạo hàm cấp hai mới xác định được đó là cực đại, cực tiểu hay điểm uốn.
Bài 4: PHƯƠNG TRÌNH ĐẲNG CẤP BẬC HAI ĐỐI VỚI SINX VÀ COSX
Phương pháp giải
a) Định nghĩa:
Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sin(x) và cos(x)là phương trình.
asin2x+bsinx.cosx+ccos2x=d (1) trong đó a, b, c, d ∈ R
b) Cách giải:
Cách giải 1: Chia từng vế của phương trình (1) cho một trong ba hạng tửsin2x,cos2x hoặc sin(x).cos(x). Chẳng hạn nếu chia cho cos$^2(x) ta làm theo các bước sau:
atan2x+btanx+c=d(1+tan2x)⇔(a−d)tan2x+btanx+c−d=0
Đây là phương trình bậc hai theo tan ta đã biết cách giải.
Cách giải 2: Dùng công thức hạ bậcsin2x=1−cos2x2;cos2x=1+cos2x2;sinx.cosx=sin2x2
đưa phương trình đã cho về phương trình: b.sin(2x) + (c – a)cos(2x) = d – c - a
Đây là phương trình bậc nhất đối với sin và cos ta đã biết cách giải
*Chú ý: Đối với phương trình đẳng cấp bậc n (n ≥ 3) với dạng tổng quát
A(sinnx,cosnx,sinkxcoshx)=0 trong đó k + h = n; k, h, n ∈ N
Khi đó ta cũng làm theo 2 bước :
Ví Dụ Minh Hoạ:
Ví Dụ 1: Giải phương trình :23√cos2x+6sinx.cosx=3+3√ (1)
⇔3√(1+cos2x)+3sin2x=3+3√⇔cos2x+3√sin2x=3√
⇔12cos2x+3√2sin2x=3√2⇔cos(2x−π3)=3√2 ⇔[2x−π3=π6+k2πx−π3=−π6+k2π⇔[x=π4+k2πx=π12+k2πk∈Z
Vậy phương trình có hai họ nghiệm.
Cách 2:
+) Thử vớicosx=0⇔x=π2+k2πk∈Z vào phương trình (1) ta có 0=3+3√ → vô lí.
Vậyx=π2+k2πk∈Z không là nghiệm của phươngtrình.
+)Với cos(x) ≠ 0
Chia cả hai vế của phương trình chocos2x ta được
23√+6tanx=(3+3√)(1+tan2x)⇔(3+3√)tan2x−6tanx+3−3√=0
⇔[tanx=1tanx=3−3√3+3√=tanα⇔[x=π4+kπx=α+kπk∈Z
Vậy phương trình có hai họ nghiệm
* Chú ý: Không phải phương trình nào cũng ở dạng thuần nhất ta phải thực hiện một số phép biến đổi thích hợp
Ví Dụ 2: Giải phương trình:sin3(x−π4)=2√sinx (2)
sin(x−π4) có thể biểu diễn được qua sin(x) – cos(x). Luỹ thừa bậc ba biểu thức sin(x) – cos(x).
ta sẽ đưa phương trình về dạng thuần nhất đã biết cách giải
Phương trình (2)⇔22√sin3(x−π4)=4sinx⇔[2√sin(x−π4)]3=4sinx
⇔(sinx−cosx)3=4sinx
+) Xét vớicosx=0⇔x=π2+k2πk∈Z . Khi đó phương trình có dạng
⇔sin3(π2+kπ)=4sin(π2+kπ)⇒ mâu thuẫn
Vậy phương trình không nhận x = π/2 + k2π làm nghiệm
+) Với cos(x) ≠ 0. Chia cả hai vế của phương trình (2) chocos3x ta được :
(tanx−1)3=4(1+tan2x)tanx⇔3tan3x+3tan2x+tanx−1=0 .
Đặt t = tan(x) phương trình có được đưa về dạng:3t3+3t2+t−1=0⇔(t+1)(3t2+1)=0⇔t=1⇔x=−π4+kπk∈Z
Họ nghiệm trên thoả mãn điều kiện của phương trình .
Vậy phương trình có duy nhất 1 họ nghiệm
*Chú ý: Ngoài phương pháp giải phương trình thuần nhất đã nêu ở trên có những phương trình có thể giải bằng phương pháp khác tuỳ thuộc vào từng bài toán để giải sao cho cách giải nhanh nhất ,khoa học nhất.
Ví Dụ 3: Giải phương trình:1−tanx1+tanx=1+sin2x (3)
{cosx≠0tanx=−1⇔{x≠π2+kπx≠−π4+kπk∈Z
Cách 1: Biến đổi phương trình về dạng :
cosx−sinxcosx+sinx=(cosx+sinx)2⇔cosx−sinx=(cosx+sinx)3
Chia cả hai vế của phương trình (3) chocos3x≠0 ta được :
1+tan2x−(1+tan2x)tanx=(1+tanx)3⇔tan3x+tan2x+2tanx=0⇔(tan2x+tanx+2)tanx=0(∗)
(dotan2x+tanx+2=0 vô nghiệm) nên:
Phương trình (*)⇔tanx=0⇔x=kπ(k∈Z)
Vậy phương trình có một họ nghiệm
Cách 2: Biến đổi phương trình về dạngcosx−sinxcosx+sinx=(cosx+sinx)2⇔cos(x+π4)sin(x+π4)=2sin2(x+π4)⇔cot(x+π4)=21+cot2(x+π4)
Đặtt=cot(x+π4) ta được :
t=21+t2⇔t3+t−2=0⇔(t−1)(t2+t+2)=0⇔t=1haycot(x+π4)=1⇔x+π4=π4+kπ⇔x=kπ(k∈Z)
Vậy phương trình có một họ nghiệm
Bài tập rèn luyện
Giải các phương trình sau :
Bài tập 1)3sinx−4sinx.cosx+cos2x=0
Bài tập 2)2cos3x+sin3x−11sin2x−3cosx=0
Bài tập 3)4sinx+6cosx=1cosx
Bài tập 4)sin3x=2sin3x
Bài tập 5)sin3x−5sin2xcosx+7sinxcos2x−2cos3x=0
Bài tập 6)sin2xsinx+sin3x=6cos3x
Bài tập 7)8cosx=3√sinx+1cosx
Bài tập 8)(sin2x−4cosx)(sin2x−2sinx.cosx)=2cos4x
Bài tập 9)cos3x−sin3x=sinx−cosx
a) Định nghĩa:
Phương trình thuần nhất bậc hai đối với sin(x) và cos(x)là phương trình.
b) Cách giải:
Cách giải 1: Chia từng vế của phương trình (1) cho một trong ba hạng tử
- Bước 1: Kiểm tra: cos(x) = 0 ↔ x = π/2 + kπ, k ∈ Z. xem nó có phải là nghiệm của phương trình (1) hay không?
- Bước 2: Với cos(x) ≠ 0 chia cả hai vế cho cos$^2(x) lúc đó phương trình (1) trở thành
Đây là phương trình bậc hai theo tan ta đã biết cách giải.
Cách giải 2: Dùng công thức hạ bậc
đưa phương trình đã cho về phương trình: b.sin(2x) + (c – a)cos(2x) = d – c - a
Đây là phương trình bậc nhất đối với sin và cos ta đã biết cách giải
*Chú ý: Đối với phương trình đẳng cấp bậc n (n ≥ 3) với dạng tổng quát
Khi đó ta cũng làm theo 2 bước :
- Bước 1: Kiểm tra xem cos(x) = 0 có phải là nghiệm của phương trình hay không?
- Bước 2: Nếu cos(x) ≠ 0.Chia cả hai vế của phương trình trên cho
cosnx ta sẽ được phương trình bậc n theo. Giải phương trình này ta được nghiệm của phương trình ban đầu.
Ví Dụ Minh Hoạ:
Ví Dụ 1: Giải phương trình :
Giải
Cách 1: Phương trình (1) Vậy phương trình có hai họ nghiệm.
Cách 2:
+) Thử với
Vậy
+)Với cos(x) ≠ 0
Chia cả hai vế của phương trình cho
Vậy phương trình có hai họ nghiệm
* Chú ý: Không phải phương trình nào cũng ở dạng thuần nhất ta phải thực hiện một số phép biến đổi thích hợp
Ví Dụ 2: Giải phương trình:
Giải
Ta nhận thấy ta sẽ đưa phương trình về dạng thuần nhất đã biết cách giải
Phương trình (2)
+) Xét với
Vậy phương trình không nhận x = π/2 + k2π làm nghiệm
+) Với cos(x) ≠ 0. Chia cả hai vế của phương trình (2) cho
Đặt t = tan(x) phương trình có được đưa về dạng:
Họ nghiệm trên thoả mãn điều kiện của phương trình .
Vậy phương trình có duy nhất 1 họ nghiệm
*Chú ý: Ngoài phương pháp giải phương trình thuần nhất đã nêu ở trên có những phương trình có thể giải bằng phương pháp khác tuỳ thuộc vào từng bài toán để giải sao cho cách giải nhanh nhất ,khoa học nhất.
Ví Dụ 3: Giải phương trình:
Giải
Điều kiện Cách 1: Biến đổi phương trình về dạng :
Chia cả hai vế của phương trình (3) cho
(do
Phương trình (*)
Vậy phương trình có một họ nghiệm
Cách 2: Biến đổi phương trình về dạng
Đặt
Vậy phương trình có một họ nghiệm
Bài tập rèn luyện
Giải các phương trình sau :
Bài tập 1)
Bài tập 2)
Bài tập 3)
Bài tập 4)
Bài tập 5)
Bài tập 6)
Bài tập 7)
Bài tập 8)
Bài tập 9)