Bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz cho các số thực và ứng dụng trong chương trình phổ thông

Cho a=(a1,a2...,an)b=(b1,b2,...,bn) là hai bộ số thực. Khi ấy ta có $$ (a_1^2...


Cho a=(a1,a2...,an)b=(b1,b2,...,bn) là hai bộ số thực. Khi ấy ta có
(a21+a22+...+a2n)(b21+b22+...+b2n)(a1b1+a2b2+...+anbn)2   (1.1)

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi ab tỉ lệ, nghĩa là tồn tại hằng số r sao cho ai=rbi với mọi i{1,2,...,n}.

Trong chương trình toán phổ thông, bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz thường được phát biểu khi n=2 và mở rộng cho n=3. Bất đẳng thức này được ứng dụng trong bài toán chứng minh bất đẳng thức, bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giải phương trình, bất phương trình và hệ đại số...

Ví dụ 1.1
  Hai số dương x,y thỏa mãn 3x+2y=6xy. Tìm giá trị nhỏ nhất của tổng x+y.

Giải: Nhận xét rằng 3x+2y=6xy khi và chỉ khi 2x+3y=62+3=2x.x+3y.y

 Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz với n=2, ta được
 (2+3)2(2x+3y)(x+y)=6(x+y).

 Suy ra x+y16(2+3)2=5+266.

 Vậy giá trị nhỏ nhất của tổng x+y bằng 5+266 đạt được khi
 2x+3y=6

  x2x=y3y
. Điều này tương đương với

  x=2+66

  x=3+66.

 
 Ví dụ 1.2:
  Giải bất phương trình x12x210x+163x.

 Giải: Ta biến đổi phương trình về dạng x1+x32x210x+16.
 Sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz với n=2, ta được
 2[(x1)+(x3)2]x1+x3.

 Vậy bất phương trình tương đương với dấu "=" xảy ra, tức là
 x1=x3x27x+10=0.

 Giải phương trình cuối ta được x=2x=5. Vậy bất phương trình có nghiệm x=2x=5.

Ví dụ 1.3:

 Cho a,b,c là ba cạnh của tam giác. Chứng minh bất đẳng thức sau:
 3(ab+bc+ac)a+bc+b+ca+c+ab.


Giải:  Lấy x,y,z>0 và đặt a=x+y,b=y+z,c=x+z. Khi đó bất đẳng thức đã cho tương đương với bất đẳng thức
 3cyc(x+y)(y+z)2(cycx)2.

 Từ bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz ta có
3cyc(x+y)(y+z)3cyc(y+xz)2cycy+cycxz=2(cycx)2.


 Bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz được sử dụng rất nhiều trong việc chứng minh các bất đẳng thức. Đặc biệt trong các bài thi chọn học sinh giỏi, thi Olympic.

 Ví dụ 1.4: 
 Cho các số dương a,b,c thỏa mãn
 1a+b+1+1b+c+1+1c+a+11.

 Chứng minh rằng
 a+b+cab+bc+ca.

 AndreiCiupan,ChnđituynRomaniadthiJuniorBMO2007

Giải:\\
Cách 1: Áp dụng bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz, dễ thấy
(a+b+1)(a+b+c2)(a+b+c)2.

Từ đó dẫn đến
11a+b+1+1b+c+1+1c+a+1a+b+c2(a+b+c)2+b+c+a2(a+b+c)2c+a+b2(a+b+c)2.

Suy ra
(a+b+c)22(a+b+c)+a2+b2+c2,

tức là
a+b+cab+bc+ca.

Bất đẳng thức của ta được chứng minh xong. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a=b=c=1.

Cách 2: Từ giả thiết sử dụng bất đẳng thức Cauchy-Bunhiacopxkii-Schwarz, ta có
2(11a+b+1)+(11b+c+1)+(11c+a+1)=a+ba+b+1+b+cb+c+1+c+ac+a+1[(a+b)+(b+c)+(c+a)]2(a+b)(a+b+1)+(b+c)(b+c+1)+(c+a)(c+a+1)=2(a2+b2+c2)+4(ab+bc+ca)(a2+b2+c2)+(ab+bc+ca)+(a+b+c).

Từ đây ta suy ra được
(a2+b2+c2)+(ab+bc+ca)+(a+b+c)(a2+b2+c2)+2(ab+bc+ca),

tức là
a+b+cab+bc+ca.

Đây chính là điều phải chứng minh.

Luyện thi An Dương

Luyện thi kiến thức Toán Phổ Thông - Đại học. Đồng thời có các chuyên đề , định hướng về hướng nghiệp - kỹ năng sống.

Có thể bạn quan tâm

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét