Bài 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT ĐỐI VỚI SINX VÀ COSX

Phương pháp giải a)Định nghĩa:  Phương trình a.sin(x) + b.cos(x) = c (1) trong đó a, b, c ∈ R và  a 2 + b 2 ≠ 0  được gọi là phương trình bậ...

Phương pháp giải
a)Định nghĩa:
 Phương trình a.sin(x) + b.cos(x) = c (1) trong đó a, b, c ∈ R và a2+b20 được gọi là phương trình bậc nhất đối với sin x, cos x
b) Cách giải. 
Ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Thực hiện theo các bước 
  • Bước 1:Kiểm tra
-Nếu a2+b2<c2 phương trình vô nghiệm 
-Nếu a2+b2c2 khi đó để tìm nghiệm của phương trình ta thực hiện tiếp bước 2
  • Bước 2: Chia cả 2 vế phương trình (1) cho a2+b2, ta được
aa2+b2sinx+ba2+b2cosx=ca2+b2 
Vì (aa2+b2)2+(ba2+b2)2=1 nên tồn tại góc α sao cho 
aa2+b2=cosα,ba2+b2=sinα
Khi đó phương trình (1) có dạng sinx.cosα+sinα.cosx=ca2+b2sin(x+α)=ca2+b2
Đây là phương trình cơ bản của sin mà ta đã biết cách giải 

Cách 2: Thực hiện theo các bước 
  • Bước 1: Với cos(0,5x) = 0 ↔ x = π + k2π (với k ∈ Z) thử vào phương trình (1) xem có là nghiệm hay không?
  • Bước 2: Với cos(0,5x) ≠ 0 ↔ x ≠ π + k2π (với k ∈ Z)
Đặt t = tan(0,5x) → sinx=2t1+t2,cosx=1t21+t2
Khi đó phương trình (1) có dạng 
a2t1+t2+b1t21+t2=c(c+b)t22at+cb=0(2)
  • Bước 3: Giải phương trình (2) theo t , sau đó giải tìm x.
* Dạng đặc biệt:
sinx+cosx=0x=π4+kπ(kZ)
sinxcosx=0x=π4+kπ(kZ).
Chú ý: Từ cách 1 ta có kết quả sau
a2+b2asinx+bcosxa2+b2 từ kết quả đó ta có thể áp dụng tìm GTLN và GTNN của các hàm số có dạng y = a.sin(x) + b.cos(x), y=asinx+bcosxcsinx+dcosx và phương pháp đánh giá cho một số phương trình lượng giác .

Ví Dụ Minh Hoạ:

Ví Dụ 1: 
Giải phương trình: sin(2x) – 3cos(2x) = 3 (1)
Giải
Cách 1: Chia cả hai vế phương trình (1) cho 12+32=10 ta được
110sin2x310cos2x=310
Đặt 310=sinα,110=cosα
Lúc đó phương trình (1) viết được dưới dạng
cosαsin2xsinαcos2x=sinαsin(2xα)=sinx[2xα=α+k2π2xα=πα+k2π[x=α+kπx=π2+kπ ( với k ∈ Z)
Vậy phương trình có 2 nghiệm

Cách 2:
Ta nhận thấy cos(x) = 0 là nghiệm của phương trình 
-Với cos(x) ≠ 0 ↔ x ≠ π/2 + kπ, k ∈ Z. Đặt t = tan(x), lúc đó sin2x=2t1+t2,cos2x=1t21+t2
Phương trình (1) sẽ có dạng 2t1+t231t21+t2=32t3(1t2)=3(1+t2)t=3
Hay tan(x) = 3 = tan(α) ↔ x = α + kπ, k ∈ Z
Vậy phương trình có 2 họ nghiệm

Cách 3: Biến đổi phương trình về dạng: sin(2x) = 3[1 + cos(2x)] ↔ 2sin(x).cos(x) = 6cos2(x)
(sinx3cosx)cosx=0[cosx=0sinx3cosx=0[tanx=3=tanαcosx=0 
[x=α+kπx=π2+kπ,kZ 
Vậy phương trình có hai họ nghiệm 
Chú ý: Khi làm bài toán dạng này chúng ta nên kiểm tra điều kiện trước khi bắt tay vào giải phương trình bởi có một số bài toán đã cố tình tạo ra những phương trình không thoả mãn điều kiện. Ta xét ví dụ sau:

Ví Dụ 2: Giải phương trình 22(sinx+cosx)cosx=3+cos2x(2)
Giải
Ta biến đổi phương trình (2)
Ta có: 
2sin2x+2(1+cos2x)=3+cos2x2sin2x+(21)cos2x=32a=2;b=21;c=32a2+b2=2+(21)2=522c2=(32)2=1162 
Suy ra a2+b2<c2
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm .

Chú ý: Ngoài ra chúng ta cần lưu ý rằng việc biến đổi lượng giác cho phù hợp với từng bài toán sẽ biểu diễn chẵn các họ nghiệm . Ta xét ví dụ sau:

Ví Dụ 3: Giải phương trình (1+3)sinx+(13)cosx=2(3)
Giải
Cách 1:Thực hiện phép biến đổi 
(3)↔ (1+322)sinx+(1322)cosx=222=12 
Đặt 1+322=cosx;1322=sinx
Phương trình (3) sẽ được viết thành sinx.cosα+sinα.cosx=12sin(x+α)=sinπ4
[x+α=π4+k2πx+α=ππ4+k2π[x=π4α+k2πx=3π4α+k2π,kZ
Vậy phương trình có hai họ nghiệm 

Cách 2: Biến đổi phương trình về dạng 
(sinx+cosx)+3(sinxcosx)=22sin(x+π4)6cos(x+π4)=212sin(x+π4)32cos(x+π4)=12sin(x+π4)cosπ3cos(x+π4)sinπ3=12sin(x+π4π3)=sinπ4[xπ12=π4+k2πxπ12=ππ4+k2π[x=π3+k2πx=5π6+k2πkZ
Vậy phương trình có hai họ nghiệm.
Qua hai cách giải ở bài trên ta nhận thấy bằng cách 2 ta thu được nghiệm phương trình chẵn.
Bài trên cĩng có thể sử dụng cách đặt t = tan(x/2) và ta cũng thu được nghiệm chẵn 

*Chú ý: Đối với phương trình dạng a.sinP(x) + b.cosQ(x) = c.sinQ(x) + d.cosP(x) (*) trong đó a, b, c, d∈ R thoả mãn a2+b2=c2+d2>0 và P(x) ,Q(x) không đồng thời là các hàm hằng số . Bằng phép chia cho a2+b2 ta có (*)sin[P(x)+α]=sin[Q(x)+β]hoặc
(*)cos[P(x)+α]=cos[Q(x)+β] trong đó α, β là các góc phụ thích hợp. Ta xét ví dụ sau:

Ví Dụ 4: Giải phương trình: cos7xsin5x=3(cos5xsin7x)(4)
Giải​
(4)↔ cos7x+3sin7x=3cos5x+sin5x
12cos7x+32sin7x=32cos5x+12sin5x
cosπ3cos7x+sinπ3sin7x=cosπ6cos5x+sinπ6sin5x
cos(7xπ3)=cos(5xπ6)[7xπ3=5xπ6+k2π7xπ3=π(5xπ6)+k2π
[2x=π6+k2π12x=3π2+k2π[x=π12+kπx=π8+kπ6kZ
Vậy phương trình có hai họ nghiệm.

Bài tập rèn luyện: 
Giải các phương trình sau:
Bài tập 1. 
3sinx+cosx=3
Bài tập 2. 10cos(x) – 24sin(2x) = 13
Bài tập 3. sin2x+6cosx=3cos2x+2sinx
Bài tập 4. 4cos3x3sin3x=1+3cosx
Bài tập 5. sin4xcos4x=1+22sinx.cosx
Bài tập 6. 2(3sinxcosx)=7sin2x+3(cos4xsin4x)
Bài tập 7. 8sinx=3cosx+1sinx
Bài tập 8. 22(sinx+cosx)cosx=3+cos2x
Bài tập 9. cosx+2cos2x=22+cos3x
Bài tập 10. 2cos(x5π12)6sin(x5π12)=2sin(x5+2π3)2sin(3x5+π6)

Luyện thi An Dương

Luyện thi kiến thức Toán Phổ Thông - Đại học. Đồng thời có các chuyên đề , định hướng về hướng nghiệp - kỹ năng sống.

Có thể bạn quan tâm

Có 0 nhận xét Đăng nhận xét